Những thí sinh điểm cao bỏ đại học chọn trường nghề

Nhiều thí sinh có kết quả thi thuộc top khá, giỏi nhưng sau khi tốt nghiệp THPT họ không vào đại mà lại lựa chọn học cao đẳng nghề với những lý do “thực tế”.
Yêu cha, mẹ nhiều hơn qua chương trình “Ơn nghĩa sinh thành” Nhiều ý kiến đồng tình xem xét lại quy định xét tuyển đại học bằng điểm IELTS Nhiều thí sinh "sốc" vì điểm chuẩn tăng so với dự đoán
Kiếm tiền sớm với mức lương cao

Nếu như trước đây, lựa chọn học cao đẳng nghề thường được gắn mác là “Học kém mới vào cao đẳng nghề”, thì hiện tại, quan điểm đó đã thay đổi. Học trường cao đẳng nghề đang trở thành một lựa chọn của không ít thí sinh.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn học nghề thay vì vào đai học
Nhiều bạn trẻ lựa chọn học nghề thay vì vào đai học

Đình Sơn đỗ tốt nghiệp với điểm số 25,3, nằm trong top những sinh viên có số điểm đầu vào cao tại trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội. Với số điểm này, Đình Sơn hoàn toàn có thể học tập tại các trường đại học top giữa, tuy nhiên chàng trai đã lựa chọn vào cao đẳng nghề.

Đình Sơn chia sẻ: “Mình chọn học trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, khoa Công nghệ Thông tin một phần là do sở thích, mình yêu thích các phần mềm nên muốn được học tập trong một môi trường được thực hành nhiều nhất có thể. Ngoài ra, nhà mình không có họ hàng hay người quen đủ khả năng nâng đỡ mình và công việc trong tương lai, vì thế mình chọn cao đẳng nghề để sau này ra trường có việc làm ngay với thu nhập ổn định”.

Đình Sơn không cảm thấy tiếc khi chọn học cao đẳng nghề
Đình Sơn không cảm thấy tiếc khi chọn học cao đẳng nghề

Thực tế, khi học cao đẳng nghề, thời gian học tập được rút ngắn hơn đại học nên sinh viên có thể ra trường sớm để đi làm. Chương trình đào tạo tại trường cao đẳng cung cấp kỹ năng thực hành cần thiết để làm việc trong môi trường cụ thể. Ngoài ra, nhiều trường Cao đẳng còn có các chương trình hợp tác với doanh nghiệp, giúp sinh viên có cơ hội thực tập và làm việc ngay khi tốt nghiệp.

“Với thời gian đào tạo 3 năm, được rút ngắn 1 năm so với hệ đại học, chúng mình có lợi thế được bước vào thị trường lao động sớm hơn nhưng cơ hội được thực hành là ngang, thậm chí là hơn các bạn học đại học”, Sơn nói.

Trần Văn Hậu đạt 26,5 điểm thi tốt nghiệp, đã trúng tuyển hai trường đại học nhưng chàng trai trẻ vẫn quyết học nghề vì muốn đi làm sớm, lương khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng.

Trần Văn Hậu lựa chọn học nghề để có việc làm ngay và mức lương ổn định ssau khi ra trường
Trần Văn Hậu lựa chọn học nghề để có việc làm ngay và mức lương ổn định sau khi ra trường

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, Trần Văn Hậu, quê Nam Định, đạt 9 điểm môn Văn và Giáo dục công dân, 8,5 Lịch sử, tổng 26,5 tại tổ hợp C19, chưa gồm điểm ưu tiên. Mức điểm này có thể giúp Hậu đỗ nhiều ngành khoa học xã hội của các đại học top giữa. Ngoài ra, Hậu còn trúng tuyển sớm vào hai trường đại học bằng điểm học bạ.

Dù vậy, Hậu bỏ đăng ký xét tuyển đại học, nộp hồ sơ vào nghề Chế tạo thiết bị cơ khí, trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội.

"Tôi muốn rút ngắn thời gian học và tăng thời gian thực hành để vừa được ra trường sớm, lại vừa có tay nghề cao, tìm công việc cho thu nhập tốt. Trước đó, anh trai tôi cũng đã tốt nghiệp trường cao đẳng nghề và có việc làm ngay với mức thu nhập khoảng 15 triệu đồng. Vì thế bố mẹ đã ủng hộ khi tôi lựa chọn học trường cao đẳng nghề".

Xã hội luôn cần người thợ giỏi

Được biết, các chương trình đào tạo cao đẳng thường có một phần lớn thời gian dành cho việc thực hành, bao gồm các khóa thực tập, dự án thực tế…. Sinh viên được cung cấp cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hàng năm, các trường cao đẳng đều hợp tác, kí kết với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, đảm bảo giải quyết mục tiêu kép: Nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên - gia tăng cơ hội có việc làm ổn định, thu nhập cao.

Những thí sinh điểm cao bỏ đại học chọn trường nghề

Theo Đình Sơn, việc học tập tại trường cao đẳng giúp sinh viên “va chạm” với công việc thực tế, rèn kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian. Đồng thời, sinh viên cũng có cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia trong ngành và xây dựng mạng lưới quan hệ trong lĩnh vực mình quan tâm. “Khi đặt nguyện vọng theo học trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, bố mẹ tôi đã phản đối. Tuy nhiên, sau khi đưa ra lý do học cao đẳng để có môi trường được rèn luyện mỗi ngày, để có cơ hội tìm được việc làm ngay, tôi đã nhận được sự ủng hộ của phụ huynh”, Sơn vui vẻ cho biết.

Cả Đình Sơn và Trần Văn Hậu đều quan niệm, xã hội này, nếu ai cũng làm thầy hết thì lấy đâu ra thợ để lao động và phát triển đất nước? Vì thế, với nhiều bạn trẻ, học tốt để trở thành “thợ lành nghề” và có việc làm ngay sau khi ra trường còn hơn học đại học mà phải “cất bằng” đi để làm một công việc khác trái ngành, trái nghề, thậm chí là làm công nhân để kiếm sống.

Có thể nói, nhận thức của nhiều học sinh hiện đã và đang thay đổi. Trước đây, việc học đại học được coi là bước tiến quan trọng và cần thiết để đạt được thành công trong cuộc sống nhưng hiện nay, các bạn trẻ nhận ra rằng có nhiều con đường khác để đạt được mục tiêu cá nhân và sự phát triển nghề nghiệp.

TS Lê Viết Khuyến, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng:

“Việc nhiều thí sinh có lực học tốt chọn theo cao đẳng là tích cực, phù hợp với cơ cấu thị trường lao động Việt Nam.

Thị trường lao động đang rất cần những lao động có tay nghề cao, kỹ năng nghề nghiệp tốt. Sinh viên cao đẳng là nhóm phù hợp với nhu cầu này của thị trường, bởi khi học nghề, các em được thực hành nhiều trong khi bậc đại học thường đặt nặng lý thuyết hơn.

Đình Trung
Phiên bản di động