Nét đẹp truyền thống dựng cây nêu đón Tết

Lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ Thượng tiêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán của nước ta. Khi cây nêu được dựng lên là báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu.
Chuyên gia lý giải kỳ thú về tục dựng cây nêu, treo câu đối ngày Tết Hoàng thành Thăng Long dựng cây nêu 6m để đón Tết
Dựng cây nêu đón Tết
Trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam câu truyện Sự tích cây nêu ngày Tết đại ý kể rằng: Hằng năm mỗi dịp Tết về, quỷ đều muốn trở vào đất liền để tìm tiên tổ và kiếm cái ăn. Để tránh bị quỷ quấy nhiễu, con người bèn dựng cây nêu trên ngọn treo miếng vải, sau đổi thành lá bùa và chiếc khánh bằng đất nung khi gió rung tạo ra tiếng động để xua đuổi quỷ. Trên ngọn cây cũng thường treo bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái, vì con người cho rằng đó là vật mà quỷ rất sợ.
Dựng cây nêu đón Tết
Theo quan niệm truyền thống dân gian, việc dựng cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa chính là để xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.
Dựng cây nêu đón Tết
Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, việc dựng nêu và treo các vật phẩm trên ngọn cây có nhiều hình thức khác nhau, tùy theo phong tục và tập quán của từng nơi. Thậm chí, việc dựng cây nêu không chỉ có vào ngày Tết mà còn có thể ở một số lễ hội dân gian. Tuy nhiên cây nêu vẫn chủ yếu được dựng lên vào ngày Tết Nguyên đán như một phong tục truyền thống phổ biến ở khắp mọi miền của đất nước.
Dựng cây nêu đón Tết
Những năm gần đây, phong tục trồng cây nêu ngày Tết đã dần bị mai một, thay vào đó người dân thường chơi hoa, cây cảnh hoặc sắm các loại cây như đào, mai, quất… để bày biện trong nhà với mong muốn một năm mới phát tài phát lộc, sum xuê, đủ đầy. Tuy nhiên, tại một số vùng thôn quê hoặc vùng dân tộc thiểu số việc dựng cây nêu ngày tết vẫn diễn ra nhưng ý nghĩa nguyên bản để trấn quỷ trừ ma hầu như không còn nữa. Cây nêu được trồng chủ yếu mang ý nghĩa tượng trưng, cầu chúc những điều tốt đẹp trong năm mới, cũng là sự hoài niệm về một phong tục của tết cổ truyền Việt Nam xưa.
Dựng cây nêu đón Tết
Trước kia, dọc theo thân cây nêu, người Mường ở Thanh Hoá hay treo những vật dụng lao động được đan bằng tre, nứa để cầu mong một mùa màng tươi tốt, phía trên ngọn cây nêu treo giấy màu sặc sỡ. Ngày nay, trên cây nêu của người Mường thường được treo một lá cờ, với niềm vui mừng Đảng, mừng Xuân, mừng quê hương, đất nước đổi mới.
Dựng cây nêu đón Tết
Ngọn nêu phải để lùm lá tự nhiên và không được trang trí bất cứ thứ gì trên đó. Đặc biệt, dù cây nêu cao đến mấy thì cũng không được gia cố thêm cọc phụ ở gốc khi dựng nêu.
Dựng cây nêu đón Tết
Sau nghi thức cúng theo tập quán, thầy cúng bắt đầu yêu cầu mọi người dựng nêu. Giúp dựng nêu là các chàng trai Mường, gia đình không có tang, nếu có vợ rồi thì phải có đầy đủ vợ chồng con cái.
Dựng cây nêu đón Tết
Phong tục dựng cây nêu mỗi dịp tết đến, xuân về của đồng bào dân tộc Mường chính là niềm vui mừng đón năm mới, mừng tổ tiên về vui với con cháu, mong muốn đuổi những điều bất hạnh và ước nguyện về một năm mới an lành, may mắn.
Dựng cây nêu đón Tết
Có thể thấy, nghi thức dựng cây nêu ngày tết của cộng đồng dân tộc Mường ở Thanh Hóa là một phong tục đẹp, chứa đựng nhiều biểu tượng, tín hiệu, giá trị văn hóa và mang tính nhân văn cao cả.
Dựng cây nêu đón Tết
Với người Cơ tu ở Đà Nẵng, cây nêu có hình thức hết sức cầu kỳ, được trang hoàng như một tác phẩm nghệ thuật dân gian và ý nghĩa biểu đạt cũng rất đa dạng.
Dựng cây nêu đón Tết
Hình thức sử dụng cây nêu của người Cơ tu Đà Nẵng rất đa dạng: Cây nêu trong bản làng, trong gia đình, trong lễ hội và trong tang ma. Cây nêu là hai cây tre có ngọn và lá được trồng hai bên cột lễ, được uốn cong vòng cung và nối với nhau trên đỉnh cột lễ.
Dựng cây nêu đón Tết
Từ điểm nối của hai ngọn tre có treo tượng chim chèo bẻo, đại diện cho tinh thần tự do của người Cơ tu và các chùm tua rua như hoa và bông lúa, biểu trưng cho sự sinh sôi và phát triển. Ngoài ra, thân cây nêu còn được trang trí với các bó lá cọ non đẹp mắt.
Dựng cây nêu đón Tết
Cây nêu như là một cái đàn cúng tế linh thiêng, nơi đón nhận sinh khí của đất trời, chiếc cầu nối giữa thế giới con người và thế giới thần linh; là nơi kết nối con người với con người, nhà này với nhà khác, làng này với làng khác, tạo nên một cộng đồng cùng chung sống đoàn kết, ấm no.
Dựng cây nêu đón Tết
Còn đối với người Kinh, cây nêu thường là cây tre dài khảng 6 mét, được dựng trước sân nhà. Người kinh dựng nêu vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân về trời. Khi đó tại nhà không có thần linh canh giữ và ma quỷ rất dễ đến quấy nhiễu, vì vậy người ta dựng cây nêu để xua đuổi ma quỷ.
Dựng cây nêu đón Tết
Dựng cây nêu là phong tục truyền thống lâu đời, ý nghĩa đối với nhiều dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, cây nêu không chỉ thể hiện ý nghĩa “tống cựu, nghinh tân”, biểu tượng tâm linh mà còn chuyển tải những ý nghĩa nhân sinh tốt đẹp.
Dựng cây nêu đón Tết
Những năm gần đây, tại Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) và một số địa phương, đơn vị, nhiều nét văn hoá truyền thống được tổ chức, trong đó có tục dựng cây nêu ngày Tết, luôn thu hút đông đảo du khách và người dân tham dự.
Hoa Thành
Phiên bản di động