|
Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ |
Với gần 1.000 tài liệu, hiện vật, ảnh và bản đồ, nơi này thu hút hàng chục nghìn du khách tìm về trong hành trình khám phá.
Khách đến thăm Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ ngoài tìm hiểu những câu chuyện lịch sử qua nhiều hiện vật, tranh ảnh, họ còn mong chờ để chiêm ngưỡng toàn cảnh bức tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ". Đây không chỉ là một bức tranh toàn cảnh độc đáo, mà còn là tác phẩm có quy mô lớn nhất Đông Nam Á và một trong ba bức tranh tròn lớn nhất trên thế giới
|
Cuộc chiến đấu cam go trên đồi A1 năm 1954 được tái hiện lại vô cùng chân thực |
|
Khung cảnh khói lửa, khẩn trương gấp rút của chiến trường Điện Biên Phủ xưa |
|
Lần đầu tiên, chị Lê Quỳnh Mai đưa con gái về với Điện Biên Phủ, cả hai mẹ con đã cùng chiêm ngưỡng bức tranh panorama về chiến thắng hào hùng năm xưa. |
|
Du khách chăm chú chiêm ngưỡng từng góc của bức tranh toàn cảnh cuộc chiến lịch sử Điện Biên Phủ |
|
Tướng Christian de Castries cùng bè lũ chỉ huy bị bắt sống tại hầm chỉ huy chảo lửa Điện Biên Phủ |
Tự hào về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thấm thía hy sinh, mất mát của các thế hệ cha ông trong chiến dịch Điện Biên Phủ là cảm nhận chung của mỗi con dân đất Việt tới bảo tàng.
Nhiều cựu chiến binh không nén nổi cảm xúc, trào dâng nỗi niềm khó tả khi đi qua từng bức ảnh, hiện vật. Họ trầm ngâm lặng lẽ nhớ đến những tháng ngày “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt” của chiến sĩ bộ đội ta những năm khói lửa.
Nhiều du khách đã khóc nghẹn, nức nở khi nghe hướng dẫn viên kể câu chuyện tấm gương anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, anh Tô Vĩnh Diện lấy thân mình cứu pháo... Đồng cảm, xót xa, tự hào... là những cảm xúc ai cũng sẽ có khi “chìm đắm” trong những câu chuyện xưa.
|
Hướng dẫn viên giới thiệu về câu chuyện của anh Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, quyết tâm để đồng đội bắn hạ thành công xe và đội phòng thủ của địch |
|
Khẩu pháo do Liên bang Xô Viết viện trợ nặng 2.200kg được các chiến sĩ ta kéo hoàn toàn bằng sức người vào chiến trường Điện Biên Phủ |
|
"Hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua núi" |
Hiếm có ai giữ được bình tĩnh khi nghe đến câu chuyện của cố bác sĩ Vũ Đình Tụng. Ông là bác sĩ đại tài với nhiều nghiên cứu y khoa chuyên sâu, người đã tận tâm tận lực cứu chữa nhiều chiến sĩ qua khỏi bàn tay tử thần.
Nhưng đau xót thay, khi cả hai người con trai ông, Liệt sỹ Vũ Đình Tín và Liệt sỹ Vũ Đình Thành đều hi sinh trong trận chiến bảo vệ Tổ quốc. Vị bác sĩ ấy đã chẳng thể cứu được hai người con.
Sự bất lực của một người cha khi chứng kiến con mình thấm đỏ máu đào nhưng vẫn cười thật tươi, động viên cha hãy cố gắng, chuyên tâm với công việc đã chạm đến trái tim hàng chục nghìn du khách.
Câu chuyện của cố bác sĩ Vũ Đình Tụng là một trong rất nhiều cuộc đời đã hiến dâng con tim, sức lực, thậm chí là những người con ưu tú cho Tổ quốc, với ước mơ và hi vọng về một nền độc lập, tự do của nước nhà.
|
Tái hiện khung cảnh các bác sĩ quân y cứu chữa thương, bệnh binh tại chiến trường |
|
Bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đến cố bác sĩ Vũ Đình Tụng, chia buồn và động viên với mất mát của ông |
|
Các thành viên của Đoàn công tác Hội Nhà báo thành phố Hà Nội nghẹn ngào khi nghe câu chuyện của người bác sĩ tận tâm, tận lực, hết lòng với Tổ quốc |
Nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển và tích hợp mới trong thời kỳ hiện nay, Ban quản lý Bảo tàng đã nỗ lực không ngừng đổi mới và sáng tạo trong công tác quảng bá.
Từng cá nhân làm việc tại Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ đã không ngừng học hỏi, cải thiện kiến thức và kỹ năng, rèn luyện tác phong chuyên nghiệp để thực hiện công việc sưu tầm, bảo tồn và phát triển giá trị của các tài liệu và hiện vật. Nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu và học tập của công chúng, công tác đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng quảng bá và chuyển đổi số, đã được đặc biệt chú trọng.
Để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024, Bảo tàng đã tổ chức các khóa bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn và thuyết minh, cũng như tăng cường lực lượng phục vụ để đón tiếp và hướng dẫn du khách tham quan.
|
Các hướng dẫn viên đã chịu khó tìm tòi, học hỏi qua nhiều tài liệu, câu chuyện lịch sử để đem đến những phần thuyết minh cảm xúc, hấp dẫn |
|
Bảo tàng đã rất nỗ lực trong công tác tổ chức, trưng bày và triển khai chương trình tham quan nhằm phục vụ du khách tốt nhất |
Ngoài ra, hàng năm, Bảo tàng cũng đầu tư vào việc sưu tầm, trưng bày và bổ sung các tài liệu và hiện vật mới, với sự xuất hiện của nhiều hiện vật quý giá.
Trong năm 2023, các sưu tập đặc biệt như "Súng của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân đội Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ" và "Vỏ đạn pháo 105mm" đã được trưng bày.
Ngoài ra, Bảo tàng cũng tổ chức và phối hợp tổ chức các cuộc triển lãm ảnh chuyên đề với các chủ đề như "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử", "Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Điện Biên Phủ", "Điện Biên Phủ - Lịch sử, văn hóa và du lịch", "Từ Điện Biên Phủ năm 1954 đến Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972"...
|
Súng ngắn, lựu đạn, la bàn được trưng bày |
|
Những vật dụng thông thường trong đời sống hàng ngày của các đơn vị lính Pháp tại Điện Biên Phủ được lưu giữ |
|
Du khách chăm chú tìm hiểu về từng hiện vật |
Giờ đây, khi trở lại Bảo tàng Chiến thắng Lịch sử Điện Biên Phủ, lòng người vẫn rộn ràng cảm xúc hơn bao giờ hết. Họ cảm nhận sâu sắc những mất mát trong chiến tranh và sự yên bình đậm đà của vùng đất đầy hoa ban tươi đẹp, cùng với sự chân thành, gần gũi của đất và người Điện Biên.
|
Du khách lắng nghe hướng dẫn viên thuyết minh về công tác chỉ huy chiến dịch |
|
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. |
|
"Lưới nhện" thể hiện cho mưu đồ được quân Pháp giăng ra, quyết tâm "đánh bẫy" quân ta trong chảo lửa Điện Biên Phủ |
|
Những bức điện, thư, hình ảnh được giữ gìn... |
|
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tuyến giao thông huyết mạch đến Điện Biên Phủ là điều then chốt của cuộc chiến |
|
Xe thồ, dép, bơ kim loại,... cùng nhiều vật dụng khác lưu giữ ký ức Điện Biên năm nào |
|
Những hình ảnh được tái hiện chân thật về sinh hoạt của các chiến sĩ |
|
Các hiện vật của lính Pháp được lưu trữ, trưng bày tại đây |
|
Chiến dịch Điện Biên Phủ làm nên lịch sử, "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". |