Bản dịch cuốn sách "Điện Biên Phủ 13/3-7/5/1954

Hé lộ tài liệu của Pháp về trận Điện Biên Phủ

Sách được xuất bản theo hợp đồng giữa Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Việt Nam với Nhà xuất bản Tallandier. Sách in 1.000 bản và không bán, chỉ để dành tặng các thư viện, viện nghiên cứu, trường học phục vụ việc tham khảo, nghiên cứu.
Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn chuyên gia Nhà sử học Pháp và góc nhìn mới về Điện Biên Phủ Chiến thắng Điện Biên Phủ: Thanh niên xung phong làm nên trang sử vàng Điên Biên Phủ - Một trong những chiến thắng vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chương trình nghệ thuật 'Điện Biên - Điểm hẹn hòa bình' Những chàng trai, cô gái lan tỏa “thiên sử vàng” Điện Biên

Trận Điện Biên Phủ là chiến thắng “chấn động địa cầu” của quân và dân ta cách đây 65 năm (1954-2019) là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX.

Đã 65 năm trôi qua nhưng những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được các học giả trong nước và nước ngoài quan tâm nghiên cứu. Cùng với đó, rất nhiều sách, tài liệu về Điện Biên Phủ đã ra đời để độc giả có thêm cơ sở đánh giá, nhìn nhận đa chiều về sự kiện lịch sử này. Trong quá trình thực hiện Đề án “Sưu tầm tài liệu lưu trữ quý, hiếm của Việt Nam và về Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tiếp cận, mua bản quyền, biên dịch và xuất bản bản dịch cuốn sách “Điện Biên Phủ: 13/3-07/5/1954” của tác giả Ivan Cadeau.

Cuốn sách gồm 7 chương: Chương 1- Cánh cửa cho một lối thoát danh dự; Chương 2: Chiến dịch mùa Thu năm 1953; Chương 3: Bản Kéo, Him Lam, Độc Lập và một số căn cứ khác; Chương 4: “Đó là vì ngày mai” (Ivan Cadeau sử dụng tuyên bố của De Castries trước Bộ Chỉ huy tham mưu Pháp về chiến dịch Điện Biên Phủ); Chương 5: Khủng hoảng tinh thần; Chương 6: Trận chiến trên năm quả đồi; Chương 7: “Tạm biệt ông bạn già” (Ivan Cadeau sử dụng lời nói của Cogny trong cuộc điện đàm với De Castrie vài giờ trước khi Điện Biên Phủ thất thủ).

he lo ta i lie u cu a pha p ve tran dien bien phu
Hé lộ tài liệu của Pháp về trận Điện Biên Phủ

Phụ lục của cuốn sách còn đưa ra số liệu thống kê quân số Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20/11/1953; số đạn dược của các đơn vị quân đội Pháp tham gia chiến dịch ngày 10/2/1954; quân số các đơn vị quân đội Pháp tham gia chiến dịch ngày 12/3/1954…

Nhận thấy giá trị lịch sử và ý nghĩa của tư liệu này, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã tiến hành biên dịch, mua bản quyền xuất bản cuốn sách và giới thiệu tới đông đảo công chúng Việt Nam.

Cuốn sách được xuất bản theo hợp đồng giữa Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước với NXB Tallandier phối hợp với Đại diện được bổ nhiệm chính thức của NXB là L’Autreagence, Paris, Pháp.

Tại Việt Nam, sách do NXB Thông tin và Truyền thông ấn hành và phát hành đúng dịp kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2019).

Bản dịch cuốn sách "Điện Biên Phủ 13/3-7/5/1954" của Ivan Cadeau được giới thiệu tại Việt Nam nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng lịch sử.

Theo đó Ivan Cadeau là sĩ quan và nhà sử học chuyên nghiên cứu chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Đông Dương. Ông là Phó tổng biên tập Tạp chí lịch sử quân đội Pháp. Cuốn sách Điện Biên Phủ: 13/3-7/5/1954 của ông ra mắt năm 2013, khai thác những tài liệu lưu trữ của Pháp chưa từng công bố tại Việt Nam và các thông tin, hồi ký từ nhiều nhân chứng lịch sử, gồm cả các tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, chính khách.

he lo ta i lie u cu a pha p ve tran dien bien phu
Cuốn sách Điện Biên Phủ 13/3 - 7/5/1954

Cuốn sách cho độc giả biết nhiều chi tiết trước, trong và sau chiến dịch Điện Biên Phủ, như việc toán quân nhảy dù đầu tiên xuống cánh đồng Mường Thanh đã bị tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148) của bộ đội Việt Nam phục kích và diệt 15 lính, bị thương 50 người, hay mỗi chiếc xe tăng M24 Chaffe khi vận chuyển phải tháo rời và cần đến năm máy bay Dakota, hai máy bay Bristol để chuyên chở. Độc giả được biết quân Pháp ở Điện Biên Phủ chiếu sáng trong đêm bằng cách dùng đèn từ những chiếc máy bay Dakota mang mật hiệu Luciole (Đom đóm).

Do nhiều tài liệu được dẫn từ nguồn của tình báo Pháp, có những thông tin khác công bố chính thức hoặc của Quân đội Nhân dân Việt Nam, như cuộc phản công của quân Pháp phá hủy trận địa pháo phòng không 37mm của quân đội Việt Nam do tiểu đoàn trưởng Bigeard chỉ huy diễn ra ngày 28/3/1954 chứ không phải ngày 26/3 như các thông tin trước đó.

Các tài liệu lưu trữ của quân đội Pháp cũng phản bác ý kiến của nhiều tác giả, trong đó có nhà báo nổi tiếng Bernard Fall, cho rằng trong giai đoạn cuối của chiến dịch, lính dù Pháp đã nổi dậy để "tịch thu" quyền chỉ huy chiến dịch, do mâu thuẫn giữa tướng De Castries và Trung tá Langlais. Tác giả Ivan Cadeau cho rằng: "Trên thực tế, De Castries không từ bỏ vị trí chỉ huy".

Tìm hiểu quyết định đầu hàng của tướng De Castries, nhà sử học Ivan Cadeau nghiên cứu văn bản lưu trữ về cuộc điện đàm cuối cùng của viên tướng này với tướng Cogny. Trong bản điện đàm gốc, Cogny nêu rõ việc cấm giơ cờ trắng, điều De Castries nghĩ tới để bảo vệ thương binh. Tuy nhiên, chi tiết này đã không còn trong bản ghi được công bố ra công chúng sau đó.

Ivan Cadeau cũng cố gắng đi tìm những bí ẩn của lịch sử, như lý do quân Pháp đặt tên các quả đồi hoặc cứ điểm quanh khu vực Điện Biên Phủ theo tên phụ nữ, như Anne-Marie (Bản Kéo), Isabelle (Hồng Cúm), Gabrielle (Độc Lập), Béatrice (Him Lam), nhưng các tài liệu lưu trữ của quân đội Pháp không giải thích điều này.Tác giả cũng công bố dấu vết chính thức cuối cùng của chiến dịch Điện Biên Phủ, đó là khi toán quân Pháp ở đồi Isabella (Hồng Cúm) không thể thoát khỏi vòng vây của trung đoàn 57, đại đoàn 304. Họ gửi bức điện cuối cùng vào 1h50 phút sáng 8/5: "Phá vòng vây thất bại, không thể liên lạc được với các ngài nữa. Hết".

he lo ta i lie u cu a pha p ve tran dien bien phu
Tác giả cuốn ''Điện Biên Phủ: 13/3 - 7/5/1954'' Ivan Cadeau.

Sách in kèm các phụ lục chi tiết về số lượng lính pháo nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày đầu tiên, khối lượng đạn dược, vũ khí của tập đoàn cứ điểm, lượng lính được bổ sung trong các giai đoạn sau. Bản dịch của Đào Thị Ngọc Nhàn còn thiếu sót khi chuyển ngữ các thuật ngữ quân sự, như nhầm giữa trung đoàn với tiểu đoàn, thậm chí với tiểu đội, tên một số loại súng, pháo, sắc lính hoặc không dịch địa danh nổi tiếng và quen thuộc với người Việt như sông Nậm Rốm mà để nguyên cách viết của tác giả là Nam Youn...

Thùy Linh (t/h)
Phiên bản di động