Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Chống bạo lực học đường cần nêu gương là chính

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của không chỉ các bộ ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và HSSV trong nhà trường; trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội. 
Xác minh vụ nữ sinh bị bạn túm tóc, đánh hội đồng tại Quảng Ninh Gia đình e ngại, nhà trường vô tâm là tiếp tay cho tội ác Xử lý nghiêm vụ 22 học sinh bị cô giáo đánh bầm chân

Liên quan tới việc phòng chống bạo lực học đường đang thu hút sự chú ý của dư luận trong thời gian gần đây, ngày 17/4, tại Hội nghị trực tuyến đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đánh giá: Cần lấy giáo dục, nêu gương làm chính, không nặng về phạt, răn đe.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua đã có nhiều văn bản quy định của pháp luật về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường. Riêng Bộ GD&ĐT cũng có nhiều Thông tư liên quan cũng như những văn bản cá biệt, chỉ thị về nội dung này, mà mới đây nhất là Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.

bo truong phung xuan nha chong bao luc hoc duong can neu guong la chinh
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chống bạo lực học đường cần nêu gương là chính

Cùng với đó, các Sở GD&ĐT tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021 và các văn bản quy định về phòng, chống bạo lực học đường.

Mỗi cơ sở giáo dục phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng để phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường.

Ông Nhạ nhấn mạnh: phòng chống bạo lực học đường là trách nhiệm của không chỉ các bộ ngành, địa phương, ban giám hiệu nhà trường… mà là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng cán bộ, viên chức, người lao động và HSSV trong nhà trường; trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội.

Linh Anh (t/h)
Phiên bản di động