Bạo lực học đường và dâm ô trẻ em:

Gia đình e ngại, nhà trường vô tâm là tiếp tay cho tội ác

Thời gian gần đây, những hành vi bạo lực học đường hay xâm hại tình dục trẻ em diễn ra với tần suất liên tục, với các hành vi ngày càng tàn bạo, dã man. Đáng nói, thái độ của nhà trường và gia đình các nạn nhân vô tình tiếp tay, dung túng cho tội ác.
Giúp em thêm kỹ năng bảo vệ phòng chống xâm hại Những "vết nhơ" ngành giáo dục: Báo động bạo lực, xâm hại tình dục học đường

Thời gian này dư luận đang vô cùng quan ngại về trách nhiệm của gia đình và nhà trường với sự an toàn của các em học sinh bởi chỉ trong 1 tháng trở lại liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường, dâm ô trẻ em gây chấn động dư luận. Gần đây nhất việc nữ sinh cấp 3 ở Quảng Ninh bị hơn chục người lao vào đánh hội đồng tới mức phải nhập viện cấp cứu vì nghi tụ máu não đã dấy lên cảnh báo bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn của xã hội.

Cụ thể, vụ việc xảy ra tại khu vực quảng trường Cung cá heo, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Nhóm nữ sinh tham gia đánh hội đồng bạn gồm 12 người, sinh năm từ 2002 - 2004, hiện là học sinh tại một số trường THPT, THCS trên địa bàn TP Hạ Long, Quảng Ninh. Nữ sinh bị đánh (tên L.A) sau đó đã phải nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

gia dinh e ngai nha truong vo tam la tiep tay cho toi ac

Cuối tháng 3/2019, cộng đồng mạng vô cùng bức xúc trước đoạn clip ngắn ghi lại cảnh nữ sinh tại Ân Thi, Hưng Yên bị nhóm 5 học sinh nữ khác đạp, đánh, đá túi bụi, túm tóc giật, tát…, dã man trong lớp học. Thậm chí, các nữ sinh còn lột sạch quần áo của nạn nhân. Đáng nói, sau khi sự việc xảy ra, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu học sinh trong lớp xóa ngay các clip đã quay và không được thông tin cho bất cứ ai. Bị đánh trong thời gian dài khiến H.Y hoảng loạn, tinh thần bất ổn, phải điều trị tại Bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên.

Sự việc ông Nguyễn Hữu Linh - nguyên Phó VKSND Đà Nẵng có hành động sàm sỡ bé gái trong thang máy tại khu chung cư Galaxy 9 ở quận 4, TP HCM vào ngày 1/4 cũng khiến dư luận phẫn nộ. Bởi người thực hiện hành vi có dấu hiệu dâm ô trẻ em từng là cán bộ thực thi pháp luật, có học thức, có địa vị xã hội. Đáng nói, được biết sau đó cha mẹ của cháu bé đã tiến hành hòa giải với ông Linh. Sự việc chỉ được cơ quan chức năng biết đến khi đoạn clip hình ảnh do camera ghi lại lan truyền trên mạng xã hội và báo chí vào cuộc.

gia dinh e ngai nha truong vo tam la tiep tay cho toi ac
Vụ bé gái bị sàm sỡ trong thang máy không được gia đình báo lên cơ quan chức năng

Nhìn vào những vụ việc trên dư luận đặt câu hỏi, phải chăng gia đình sợ bị ảnh hưởng, cơ quan chức năng thờ ơ, vô trách nhiệm; Nhà trường sợ mất thi đua, thương hiệu… nên những vụ bạo lực học đường, dâm ô trẻ em đã không được đưa ra ánh sáng?

Mới đây tại tọa đàm với chủ đề “Bạo lực học đường, dâm ô trẻ em - Chống được không?”, ông Phạm Anh Thắng - Trưởng Đại diện Văn phòng Bộ LĐTB&XH tại TP HCM cho rằng, bạo lực học đường và dâm ô không phải là vấn đề mới nhưng gần đây đã nóng lên.

“Phải chăng vì chúng ta đang thờ ơ với thói hư tật xấu? Bạo lực học đường trước đây chỉ dừng lại ở việc bắt nạt nhau, nhưng nay còn lột đồ, quay clip và không có người can ngăn. Chống việc này bằng cách đẩy mạnh các phong trào người tốt việc tốt, các phong trào hoạt động tốt đẹp của giới trẻ. Muốn vậy, nhà trường, học sinh cần tăng cường gần gũi, chia sẻ, không có thù hằn lẫn nhau thì sẽ không có bạo lực” - ông Phạm Anh Thắng nhận định. Về vấn đề xâm hại tình dục trẻ em, ông cho rằng “đã đến lúc chúng ta phân biệt lại “sự cưng nựng” với “hành vi dâm ô”.

gia dinh e ngai nha truong vo tam la tiep tay cho toi ac
Ông Nguyễn Hữu Linh đã hòa giải với gia đình cháu bé bị sàm sỡ trong thang máy

Thiếu tá, TS. Lê Hoàng Việt Lâm - giảng viên Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học An ninh Nhân dân, Bộ Công an cũng bày tỏ quan điểm: Thời gian gần đây, những hành vi bạo lực học đường hay xâm hại tình dục trẻ em diễn ra với tần suất liên tục, với các hành vi ngày càng tàn bạo, dã man. Tuy nhiên, việc xử lý của các cơ quan chức năng chưa thực sự rốt ráo, trong khi một số quy định của pháp luật còn thiếu chặt chẽ nên khi áp dụng pháp luật để xử lý lại gây ra một “phản ứng ngược” từ cộng đồng.

Theo Thiếu tá Lâm, hiện nay, trẻ em đang thiếu sự trang bị những kiến thức, bài học đạo đức, nhân cách bên cạnh kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục của trẻ. “Trẻ em là nhóm xã hội yếu thế, dường như không có khả năng chống cự khi bị xâm hại”, ông nhận định.

Bên cạnh đó,công tác tuyên truyền của các cơ quan chức năng còn yếu và thiếu cũng là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng bạo lực học đường.

Về vấn đề xâm hại trẻ em, theo Thiếu tá Lâm, hiện nay nhiều cơ sở giáo dục còn có tư tưởng cổ hủ, e ngại khi cho rằng không nên nói những chuyện liên quan đến tình dục với trẻ em. “Trẻ còn nhỏ, chưa có khả năng nhận thức ranh giới giữa “yêu thương”, “nũng nịu” với dâm ô, xâm hại tình dục”, sự phối hợp giải quyết giữa các cơ quan chức năng, đặc biệt là giữa Nhà trường - gia đình - lực lượng bảo vệ pháp luật… còn yếu.

Thiếu tá Lâm lấy dẫn chứng câu chuyện ở quận 4, TP HCM vừa qua đã cho thấy, nếu Ban Quản lý chung cư không làm tốt và không có trách nhiệm khi phát hiện thì vụ việc có thể bị “ém” bởi đối tượng thực hiện hành vi đã tìm cách tiếp cận với gia đình nạn nhân để thỏa thuận.

Hà Linh
Phiên bản di động