Vai trò của theo dõi di động trong phòng chống Covid-19

Ứng dụng và kết nối di động hỗ trợ mọi người biết mình có dễ bị phơi nhiễm Covid-19 từ ai đang đứng gần hay không.
Thành phố Hồ Chí Minh: Dùng camera quét kiểm tra thân nhiệt Dịch Covid-19: Hết sức cảnh giác với những ca nhiễm trong cộng đồng Hãng siêu xe Lamborghini sản xuất khẩu trang chống dịch COVID-19

Để đối phó với Covid-19, một trong những biện pháp mà các chuyên gia y tế cộng đồng áp dụng là truy tìm ca nhiễm, rồi lần ra những người từng tiếp xúc với các bệnh nhân này. Phương pháp này được gọi là "theo dõi liên lạc" (contact tracing), không phải biện pháp nghiệp vụ đột phá hay mới mẻ nhưng đang giúp kiểm soát tình hình bệnh dịch.

Bên cạnh những phương án giãn cách xã hội như đóng cửa trường học, ban hành luật yêu cầu dân cư phải ở nhà, các cơ quan y tế cộng đồng sẽ buộc phải sử dụng những hình thức theo dõi liên lạc ở cấp độ cao hơn thời gian tới. Có như vậy, các ca nhiễm mới không tạo nên làn sóng bùng phát dịch bệnh tiếp theo. Nếu Mỹ áp dụng đủ biện pháp theo dõi liên lạc để đón đầu làn sóng dịch bệnh, chính phủ nước này có thể nới lỏng lệnh buộc người dân ở nhà cũng như các chính sách giãn cách xã hội.

Vai trò của theo dõi di động trong phòng chống Covid-19
Nhiều nước chọn theo dõi liên lạc để đối phó Covid-19. Ảnh: Ảnh: Nocamels.

Về mặt lý thuyết, theo dõi liên lạc có cơ chế hoạt động rất đơn giản, chỉ cần biết ai từng tiếp xúc với người có nguy cơ nhiễm nCoV là có thể khoanh vùng và cách ly. Nhưng trong thực tế, quy trình này không hề đơn giản.

Cụ thể, khi một người bị nhiễm Covid-19, họ phải trả lời các câu hỏi từ các cơ quan y tế cộng đồng về việc mình đã phơi nhiễm cho những người. Dựa vào danh sách thu được, nhà chức trách sẽ toả ra tìm kiếm những trường hợp được đề cập để nhắc các đối tượng này chú ý đến các triệu chứng hoặc yêu cầu đi cách ly. Trong trường hợp người bị phơi nhiễm bị dương tính với Covid-19, quy trình theo dõi liên lạc sẽ lại được áp dụng tương tự. Vòng lặp này tiếp diễn đến khi không tìm được người có nguy cơ phơi nhiễm nữa. Nếu đảm bảo được quy trình chặt chẽ, việc virus lây nhiễm với bị ngăn chặn.

Khi Covid-19 chớm bùng phát ở Mỹ, cơ quan y tế cộng đồng nước này đã tra soát mọi lịch sử liên lạc của những ca mới được chẩn đoán là nhiễm bệnh. Nhưng khi số lượng ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh ở một số cùng, tài nguyên dùng để theo dõi liên lạc từ các ca nhiễm mới không còn đủ sử dụng. Ví dụ, có vụ virus lây lan tại một bữa tiệc ở Westport, bang Connecticut với hàng trăm mối liên hệ có nguy cơ nhiễm Covid-19, khiến các chuyên gia về bệnh dịch phải từ bỏ việc truy lùng được hết các ca như mong đợi ban đầu.

John Swartzberg, Giáo sư lâm sàng danh dự của khoa Truyền nhiễm và Tiêm chủng tại trường Y tế Cộng đồng tại Đại học California Berkeley (Mỹ), cho biết Mỹ thất bại trong việc theo dõi liên lạc bởi không có đủ tài nguyên cần thiết. "Chúng ta sớm phải từ bỏ việc theo dõi liên lạc", ông nói. Nhưng điều này không đồng nghĩa Mỹ phải từ bỏ hoàn toàn biện pháp này. Khi tốc độ lây lan của virus bị làm chậm lại, các cơ quan y tế cần quay lại với việc theo dõi liên lạc để đảm bảo các ca nhiễm tiếp tục giảm.

Các công nghệ trong chiến lược theo dõi liên lạc của Mỹ trong tương lai có thể sử dụng dữ liệu di động. Ngày 10/4, Google và Apple tuyên bố hợp tác xây dựng một hệ thống cho phép điện thoại sử dụng dữ liệu Bluetooth để theo dõi xem các thiết bị nào đang đứng gần nhau. Nếu một ai đó bị dương tính với Covid-19, thông tin này sẽ được đưa về ứng dụng trên điện thoại rồi thiết bị sẽ gửi thông báo cho tất cả thiết bị xung quanh.

Ứng dụng cảnh báo mới có tiềm năng bù đắp thiếu sót của cách theo dõi người với người kiểu truyền thống. Nếu áp dụng theo kiểu cũ, việc xác định người có khả năng phơi nhiễm chỉ có thể xảy ra khi người bệnh biết rõ người mình tiếp xúc là ai, còn nếu là người lạ thì không thể biết thông tin để báo lại cho cơ quan y tế. Công nghệ của Google, Apple không cần phải biết tên những người xung quanh, chỉ cần tất cả đều sử dụng điện thoại được cài ứng dụng và có đủ kết nối cần thiết là đủ.

Tuy vậy, việc theo dõi liên lạc cũng được giới hạn về mặt đạo đức. Ví dụ, ứng dụng chỉ được phép thu thập thông tin cần thiết và sử dụng cho mục đích bảo vệ y tế cộng đồng. Những hạn chế này cũng cần được áp dụng chặt chẽ vào các biện pháp chống dịch kỹ thuật số nhằm theo dõi liên lạc.

"Liệu một quan chức y tế cộng đồng có nên biết ai đó đã đi những đâu, liệu những thông tin đó có nên công khai không. Việc này hoàn toàn có thể thực hiện trong hiện tại và sẽ giúp tình hình được cải thiện", Lisa Lee, Giám đốc của mảng học thuật và nghiên cứu tại Đại học Bách khoa Virginia kiêm Cựu giám đốc điều hành của Uỷ ban Đạo đức Sinh hoạt thuộc chính quyền Obama, nói.

Nguồn: VnExpress
vnexpress.net
Phiên bản di động