Nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm nghiêm trọng gấp nhiều lần COVID-19

Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp. Nhiều đợt bùng phát cúm trên gia cầm đã ghi nhận lây truyền cho các loại động vật có vú.
Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp(Ảnh: EPA-EFE)
Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp (Ảnh: EPA-EFE)

Tờ New York Post mới đây dẫn báo cáo của các chuyên gia cảnh báo khả năng xảy ra đại dịch cúm gia cầm có thể tồi tệ gấp 100 lần so với dịch COVID-19, sau khi xuất hiện trường hợp mắc cúm gia cầm ở người tại bang Texas (Mỹ).

Kể từ khi một chủng cúm mới được phát hiện vào năm 2020, dịch cúm gia cầm H5N1 đã lây lan nhanh và ảnh hưởng đến những loài chim hoang dã ở tất cả các bang của Mỹ, cũng như ở các trại chăn nuôi gia cầm thương mại và đàn gia cầm nuôi tại nhà

Tại Mỹ, ghi nhận rải rác các trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 lây từ gia súc ở nhiều bang. Tại Châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng vi rút cúm A như: H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3... Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam tiếp tục ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người bao gồm H5N1, H9N2.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 52% số ca nhiễm H5N1 kể từ năm 2003 đã tử vong.

Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở số người nhiễm COVID-19 hiện chỉ là 0,1%, dù tại thời điểm bùng phát đại dịch, tỷ lệ tử vong là khoảng 20%.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ, bà Mandy Cohen, cho biết chính phủ đang theo dõi tình hình này một cách rất nghiêm túc.

Bà Cohen khẳng định virus H5N1 không gây ra mối đe dọa đáng kể cho người. Tuy nhiên, bà Cohen lưu ý rằng trên thực tế, việc virus cúm gia cầm lây nhiễm sang gia súc cho thấy virus đang bắt đầu biến đổi.

Cơ quan An toàn Thực phẩm Mỹ (FSA) cũng cho biết: “Nếu virus H5N1 có khả năng lây lan giữa người với người, thì việc lây nhiễm trên quy mô lớn hoàn toàn có thể xảy ra vì chưa có miễn dịch với chủng virus H5 ở người.”

Nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan, Mỹ đã thử nghiệm và đã bào chế được 2 loại vaccine được cho là ứng cử viên phù hợp để phòng ngừa H5N1.

Tại Việt Nam, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, nước ta đã ghi nhận ca mắc cúm A/H9 đầu tiên từ trước đến nay. Bệnh nhân nam, 37 tuổi, ở Tiền Giang, đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bẹnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Trước đó, vào tháng 3/2024, tại Khánh Hòa đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắc cúm A/H5N1 trên người.

Theo thông tin từ Cục Thú y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây có phát hiện virus cúm A/H9N2 lưu hành trên đàn gia cầm. Đây là virus cúm gia cầm độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A/H9N2 nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.

Hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng virus cúm cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.

Thiếu miễn dịch làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm Thiếu miễn dịch làm tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm

Cơ quan An toàn Thực phẩm của Liên minh châu Âu (EFSA) đã cảnh báo về một đại dịch cúm gia cầm quy mô lớn ...

Đề phòng cúm gia cầm xâm nhập Việt Nam, lây nhiễm sang người Đề phòng cúm gia cầm xâm nhập Việt Nam, lây nhiễm sang người

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống cúm gia ...

Bộ Y tế ra công văn khẩn yêu cầu tăng cường phòng chống cúm gia cầm Bộ Y tế ra công văn khẩn yêu cầu tăng cường phòng chống cúm gia cầm

Ngày 24/10/2022, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 5995/BYT-DP đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ...

Hà Linh
Phiên bản di động