Đệ trình ca Huế lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại

Ngày 29/11, ông Phan Thanh Hải- Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế xác nhận, tỉnh đang xây dựng hồ sơ để trình UNESCO đề nghị công nhận nghệ thuật ca Huế là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.    
Truy tìm đối tượng tung tin người Trung Quốc mua 200ha đất trên núi Hải Vân Tự điều động cấp dưới đi làm nhiệm vụ Trung tá CSGT bị kỷ luật Thừa Thiên Huế quyên góp tiền ủng hộ người nghèo cho dự án di dân lịch sử Bí thư Thừa Thiên Huế kêu gọi ủng hộ người nghèo cho dự án di dân “lịch sử”
de trinh ca hue len unesco cong nhan la di san van nhan loai

Trình diễn ca Huế hằng đêm trên sông Hương

Nghệ thuật ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế, bao gồm ca và đàn, ở nhiều phương diện khá gần gũi với hát đào, nay có trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc.

Theo các nhà nghiên cứu, cùng với ca trù miền Bắc, đờn ca tài tử Nam Bộ, ca Huế là một trong ba thể loại nhạc thính phòng đạt trình độ phát triển bậc nhất trong kho tàng âm nhạc truyền thống Việt Nam; là thể loại duy nhất ra đời trong chốn cung đình.

Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào tháng 6/2015. Hiện loại hình này càng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn, không chỉ trên sông Hương, mà còn được trình diễn ngay cả trong các thính phòng, khách sạn tại Huế.

Ông Phan Thanh Hải cho biết, Sở Văn hóa Thể thao đang sưu tầm các tài liệu xuất bản, chép tay, thư tịch liên quan đến di sản ca Huế ở trong và ngoài nước; ghi hình trình diễn nghệ thuật ca Huế để xây dựng sản phẩm nghe nhìn; xây dựng chương trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Sở cũng sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến cơ quan quản lý, nhà nghiên cứu, câu lạc bộ ca Huế, nghệ nhân, nghệ sĩ để chỉnh sửa và bổ sung hồ sơ...

“Hiện Sở đang tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng ca Huế cho hơn 350 diễn viên, nhạc công trên địa bàn từ nay đến cuối tháng 11. Việc xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận có nhiều thuận lợi, bởi ca Huế đã được công nhận là di sản cấp quốc gia. Hồ sơ tư liệu về ca Huế rất phong phú, đội ngũ nhà nghiên cứu, nhà quản lý của Huế và Việt Nam có nhiều kinh nghiệm xây dựng hồ sơ di sản...”, ông Hải chia sẻ.

Ông Hải thông tin thêm, thời gian tới các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các chương trình biểu diễn ca Huế, nhằm xây dựng hình ảnh ca Huế trên sông Hương thành sản phẩm du lịch đặc sắc, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương theo hướng “Di sản, văn hóa, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Đặc biệt từ năm 2019 đã đưa ca Huế vào các trường học, qua đó không chỉ giúp học sinh tập hát mà còn giúp các em nhận ra những giá trị nhân văn, nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản...

“Mô hình Câu lạc bộ ca Huế được hình thành tại 3 trường THCS là Nguyễn Tri Phương, Thống Nhất và Trần Cao Vân, thu hút gần 100 học sinh tham gia. Các em được giáo viên của Trường trung cấp Văn hóa Nghệ thuật trực tiếp giảng dạy những làn điệu dân ca Huế và ca Huế.

Ngoài ra, các trường đã chủ động tổ chức biểu diễn hát ca Huế trong lễ chào cờ đầu tuần, diễn văn nghệ… nhằm giới thiệu, tạo sự lan tỏa. Điều này sẽ là một trong những nội dung quan trọng hướng đến xây dựng hồ sơ ca Huế trình UNESCO mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang thực hiện” - Ông Hải cho hay.

Tùng Anh
Phiên bản di động