Tội phạm lội dụng hoạt động thương mại điện tử diễn biến phức tạp

Đó là đánh giá của Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội trong cuộc họp sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023 vừa diễn ra.
Hà Nội: Áp dụng công nghệ vào giám sát buôn lậu trên kênh thương mại điện tử Hà Nội ban hành Quy chế phối hợp quản lý và phát triển thương mại điện tử Giúp bạn trẻ nắm cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2023, các lực lượng chức năng đã thanh tra, kiểm tra 12.052 vụ (tăng 14,17% so với cùng kỳ), xử lý hành chính: 11.136 vụ vi phạm (tăng 18,12% so với cùng kỳ).

Trong đó, phát hiện, bắt giữ 1.801 vụ vi phạm về buôn lậu, 769 vụ vi phạm về hàng giả, 8.566 vụ vi phạm về gian lận thương mại; Khởi tố 111 vụ (tăng 52% so với cùng kỳ) đối với 122 đối tượng (tăng 15% so với cùng kỳ).

Tổng số thu nộp ngân sách Nhà nước 1.558 tỷ 807 triệu đồng (tăng 36,06% so với cùng kỳ). Trong đó, phạt hành chính 541 tỷ 312 triệu đồng (tăng 41,34% so với cùng kỳ), truy thu thuế 1.014 tỷ 758 triệu đồng (tăng 33,09% so với cùng kỳ). Tiền bán hàng thanh lý 2 tỷ 737 triệu đồng. Trị giá hàng hóa vi phạm 141 tỷ 764 triệu đồng.

Thuốc giả mạo nhãn hiệu MR.DAFLON tại số 11 ngách 2 ngõ 123 phố Trần Cung (quận Bắc Từ Liêm). Ảnh: Hoài Nam
Thuốc giả mạo nhãn hiệu MR.DAFLON tại số 11 ngách 2 ngõ 123 phố Trần Cung (quận Bắc Từ Liêm). Ảnh: Hoài Nam

Đặc biệt, các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử, mua sắm trên trang mạng xã hội, chuyển phát nhanh, bưu điện để mua bán, vận chuyển, trà trộn hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng cũng diễn biến phức tạp như: Ngày 15/2, Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội phối hợp với Công an quận Bắc Từ Liêm phát hiện một cơ sở kinh doanh đang bày bán 2.020 tuýp thuốc giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ đang được chào bán, giới thiệu trên các trang mạng xã hội.

Theo Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, hoạt động kinh doanh hàng hoá qua thương mại điện tử còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, với phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi hơn, gây khó khăn cho các lực lượng chức năng.

Do vậy, thời gian tới, đề nghị các sở, ngành, lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 TP tiếp tục quán triệt, thực hiện hiệu quả Đề án số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 và Kế hoạch số 399 ngày 10/10/2020 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử,

Được biết, vừa qua Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã phối hợp với các đơn vị thuộc các Bộ: Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Công an, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử cho các lực lượng chức năng tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.

Tới đây Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia sẽ tổ chức Hội nghị tập huấn cho các lực lượng chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng.

Để phòng ngừa, ngăn chặn loại tội phạm này trong tình hình mới, Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường phối hợp triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tkhu vực cảng hàng không quốc tế, địa bàn nội địa... Tập hợp các khó khăn, vướng mắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để báo cáo các cấp có thẩm quyền tháo gỡ kịp thời...

Đồng thời, Ban Chỉ đạo 389 thành phố tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các nội dung liên quan đến công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tuyên truyền, vận “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn...

Minh Tường
Phiên bản di động