Những bức phù điêu gốm gom cả văn hóa xứ Đàng Trong
Theo lịch sử ghi chép lại, năm 1516, nghề gốm Thanh Hà (Hội An) hình thành ở làng Thanh Chiêm, sau đó dời lên Nam Diêu (phường Thanh Hà, TP Hội An ngày nay).
Những bức phù điêu như chứa đựng cả kho tàng lịch sử, văn hóa của nghề gốm Thanh Hà |
Khi Nhà Nguyễn chọn Phú Xuân làm kinh đô, nhiều nghệ nhân làng gốm Thanh Hà được gọi ra Huế, sung vào đội thợ lành nghề xây dựng cố cung. Có những người được phong hàm Chánh Ca, Bát Luyện.
Làng gốm Thanh Hà đã được công nhận là Di sản quốc gia |
Thời kỳ phát triển nhất phải kể đến những năm của thế kỷ 17-18, cùng với sự thịnh vượng của cảng thị Hội An lúc bấy giờ. Những vật dụng sinh hoạt quen thuộc hàng ngày như: nồi, ấm, chum vại… được trung chuyển ra vùng đất Thừa Thiên và các vùng lân cận, xuất đi nước ngoài… Tiếng tăm làng gốm Thanh Hà cứ thế mà vang xa.
Làng Gốm Thanh Hà đã tồn tại hơn 500 năm |
Trải qua nhiều biến cố thời cuộc, làng gốm Thanh Hà có lúc tưởng chừng rơi vào quên lãng. Tuy nhiên, với tâm huyết của một số nghệ nhân lão làng gắn bó cả cuộc đời với đất và lửa, gốm Thanh Hà dần được phục hung trở lại và được công nhận Di sản cấp quốc gia sau hơn 500 năm tồn tại.
Đặc biệt, từ khi UNESCO công nhận đô thị cổ Hội An là “Di sản văn hóa thế giới”, làng gốm chuyển mình mạnh mẽ và trở thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước.
Ấn tượng nhất của Làng gốm chính là 5 bức phù điêu lớn làm bằng gốm đang được trưng bày tại Công viên Đất Nung, TP Hội An, như chứa đựng cả kho tàng lịch sử, văn hóa của nghề gốm Thanh Hà từ lúc ban sơ đến nay.
Mỗi bức phù điêu như kể một câu chuyện về lịch sử, văn hóa xa xưa |
Đến thời điểm hiện tại, 5 bức phù điêu tại Công viên Đất Nung Hội An được xem là những bức phù điêu bằng gốm lớn nhất Việt Nam.
Được biết, năm 2012, dựa theo lịch sử Xứ Đàng Trong, Kiến trúc sư Lê Phong Linh đã phác thảo lại toàn bộ hành trình cuộc di dân và thành lập làng gốm Thanh Hà hơn 500 năm tuổi.
Công viên Đất Nung Hội An, nơi trưng bày những bức phù điêu |
Từ ý tưởng đó, năm 2013, Nghệ nhân Lê Quốc Tuấn và Hoàng Thanh Tuyền đã bắt tay chế tác 5 bức phù điều này.
Mỗi bức Phù điêu có chiều cao 2,5m, chiều dài 6m, dày từ 7 đến 10cm, và được xem là bức phù điêu bằng gốm từ đất nung lớn nhất Việt Nam hiện nay.