Khi người lớn vẫn còn coi giáo dục giới tính là dơ bẩn, xấu xa

Đầu tư cho giáo dục giới tính, nếu không phải bây giờ - khi mà khủng hoảng giá trị và văn hoá đang bủa vây thế hệ trẻ - thì sẽ là bao giờ?
Chàng trai Sài thành có vẻ đẹp phi giới tính thu hút truyền thông nước ngoài
khi nguoi lon van con coi giao duc gioi tinh la do ban xau xa
khi nguoi lon van con coi giao duc gioi tinh la do ban xau xa

6 năm về trước, một nhóm bạn cùng ngành Tâm lý với tôi tham gia một dự án giáo dục giới tính của tổ chức tình nguyện quốc tế AIESEC. Họ làm việc cùng các tình nguyện viên (TNV) nước ngoài để lên chương trình và tập huấn cho thanh thiếu niên tại TP.HCM.

Sau khi chia sẻ chuyện hiểu biết về giới tính ở người trẻ nước mình, các TNV đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước những mù mờ về cơ thể và sức khoẻ sinh sản của các bạn Việt Nam ở lứa tuổi 15-16.

Tôi đã từng phải tốn hàng giờ liền để cố giải thích cho những người bạn ngoại quốc đó về những câu hỏi đại loại như: “Này, tôi không hiểu, dân số đông như vậy, và mật độ dân cư dày đặc ở thành phố lớn thế này…làm sao mấy thanh niên mới lớn có thể bảo vệ được bản thân nếu thiếu hiểu biết cơ bản về chính mình?”.

khi nguoi lon van con coi giao duc gioi tinh la do ban xau xa

Lật lại các lưu trữ báo chí hơn một thập kỷ trước đến nay, đã có không biết bao nhiêu bài viết về tầm quan trọng của giáo dục giới tính (GDGT) và đề xuất đưa môn này vào trường học. Các thống kê xã hội về sống thử, về tỉ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cũng ngập tràn các phương tiện truyền thông.

Tất nhiên, đối nghịch với các quan điểm sốt sắng đó luôn là nỗi lo lắng “vẽ đường cho hươu chạy” với một tuyến bài riêng song hành, tạo thành một cuộc tranh luận sôi nổi không hồi kết.

khi nguoi lon van con coi giao duc gioi tinh la do ban xau xa

Đã hơn 10 năm trôi qua, những đứa trẻ 16, 17 tuổi “ngơ ngác” của thế hệ 9X từng là một phần của cuộc tranh luận đó nay đã đứng vào hàng ngũ U30.

Và ta đang có gì khác hơn cho thế hệ tiếp sau họ?

Cuộc bàn thảo này thật sự đã quá dông dài. 10-15 năm đủ để ta có thể nghiên cứu, thí điểm và bắt đầu bước hoàn thiện chương trình GDGT trong hệ thống giáo dục phổ thông nếu thực sự nghiêm túc.

Thật quá lỗi thời và bảo thủ nếu đến giờ phút này ta vẫn còn loay hoay với chuyện tranh cãi GDGT liệu có là vẽ đường cho hươu chạy. Câu hỏi đúng nên đặt ra là làm sao, và như thế nào.

GDGT nên là một thứ vaccine toàn dân, là tri thức tất dĩ mà mọi người đều có quyền được hưởng chứ không riêng một lớp học, một mái ấm, một nhóm người nào.

khi nguoi lon van con coi giao duc gioi tinh la do ban xau xa

Trong một lớp đào tạo về Phát triển cá nhân (Personal Development) mới đây, tôi hỏi học viên về trải nghiệm được GDGT của họ. Không một ai từng thực sự được học một tiết học GDGT nào.

Trải nghiệm gần nhất mà một bạn chia sẻ với tôi đó là bài Sinh sản trong chương Cơ thể người của môn Sinh học lớp 8 cách đây 13 năm (nhưng giáo viên dạy rất lướt qua).

Rõ ràng, hầu hết kiến thức giới tính nếu không được phổ biến ra, thì nội dung được đề cập trong các chương trình của nhà trường cũng bị giới hạn về độ rộng lẫn chiều sâu, hoặc quá thiên lệch về mặt sinh học, hoặc quá khô khan nhàm chán và lỗi thời. Đó là chưa đề cập đến những lúng túng và giới hạn từ phía người đứng lớp.

Ở nhiều quốc gia, quyền được thông tin chính xác về sức khỏe tình dục được coi là thiết yếu và vô cùng quan trọng. Giáo viên và những người làm công tác GDGT cũng được đào tạo và huấn luyện một cách bài bản kỹ lưỡng.

Sự thiếu hụt về định hướng và chính sách cho hoạt động GDGT dường như đã đóng sập lại cánh cổng cho học sinh-sinh viên được tiếp cận các kiến thức này một cách lành mạnh, đầy đủ và an toàn.

Không khó để thấy sự trì trệ về chính sách đầu tư cho GDGT sẽ tạo nên khó khăn lớn cho sức khoẻ cộng đồng của cả một quốc gia.

Tại Mỹ, chính quyền Tổng thống Obama đầu tư tập trung vào chính sách giáo dục giới tính toàn diện, và theo đó tỉ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên đã giảm đi 41%.

Trong khi đó, chính quyền Tổng thống Trump chọn cách tiếp cận thiên lệch theo hướng “kiêng-tránh-hạn chế”, đồng thời cắt giảm hơn 200 triệu USD tài trợ, và rồi mọi hiệu quả trước kia đều bị đảo ngược.

Các tiểu bang chú trọng nhiều vào tuyên truyền GDGT theo hướng “kiêng-tránh-hạn chế” có tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên cao hơn nhiều, bất kể mức thu nhập và trình độ học vấn.

Khi những đứa trẻ thiếu thông tin và quyền sở hữu trên cơ thể của chính mình, chúng có nhiều khả năng bị lợi dụng.

khi nguoi lon van con coi giao duc gioi tinh la do ban xau xa

Khi trẻ em được dạy rằng để xảy ra chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân là tệ hại và tội lỗi, chúng sẽ rất khó khăn để nói lên nỗi khổ của mình, để chống lại sự lạm dụng lâu dài, hoặc khó có thể dám lên tiếng thừa nhận sự cưỡng ép và tìm kiếm sự giúp đỡ.

Tháo gỡ được những gông xiềng cho phổ cập kiến thức giới tính và dỡ bỏ được các rào cản đang giới hạn cả nội dung lẫn hình thức sẽ tạo bước ngoặt lớn trong việc gia tăng nhận thức cho cộng đồng.

Trong một bài xã luận trên New York Times, chuyên gia giáo dục giới tính Andrea Barrica chỉ rõ: “Khi từ chối dạy sinh viên về tình dục, chúng ta không khiến cho việc quan hệ tình dục dừng lại. Chúng ta chỉ đang làm cho nó trở nên nguy hiểm và nhiều nguy cơ hơn”.

khi nguoi lon van con coi giao duc gioi tinh la do ban xau xa

GDGT không chỉ hướng đến an toàn tình dục, mà còn rất nhiều khía cạnh khác như sự hiểu biết về cơ thể, tâm sinh lý và định dạng giới, các kiến thức quan trọng về sinh sản, các kỹ năng để phòng tránh bị lạm dụng và trên hết là nhận thức và sự yêu thương trân trọng bản thân mình.

Những điều này là nền tảng rất quan trọng cho việc ta có thể tìm kiếm và xây dựng những mối quan hệ lành mạnh sau này của bất kỳ ai, ở bất kỳ giới tính nào.

Đừng nghĩ hễ là người lớn thì sẽ đương nhiên hiểu biết hơn về giới tính và rành rẽ về GDGT. Năm 2005, Durex công bố kết quả khảo sát về tình dục trên 41 quốc gia. Theo đó, người Việt được học giáo dục giới tính muộn nhất thế giới (năm 16 tuổi) và có "lần đầu" ở tuổi 19,6, chỉ sớm hơn người Ấn Độ.

Rảo qua những hội kín của phụ nữ trên mạng xã hội, các chị em từ độc thân đến 1-2 con đều vô cùng sôi nổi với hàng trăm cuộc thảo luận về sự thay đổi của cơ thể, về phương thức quan hệ tình dục, tránh thai, và cả những mặc cảm tội lỗi về trinh tiết hay đức hạnh nữa.

Đến giờ, chính vì thiếu những hiểu biết quan trọng này, mà rất nhiều gia đình vẫn lên án, chì chiết và cấm cản khi bắt gặp con trai mình thủ dâm hay tò mò xem các trang khiêu dâm, thay vì trò chuyện và định hướng cho chúng. Quá nhiều người cho rằng các nhu cầu tình dục và bản chất của nó là dơ bẩn, xấu xa.

Chính bản thân cách suy nghĩ này đẩy những đứa trẻ hiểu sai về QHTD và vai trò của chúng trong mối quan hệ yêu đương.

Mọi thứ có mang màu sắc tính dục đều dễ bị cha mẹ gán cho cái mác hư hỏng, đồi truỵ, sai trái, lệch lạc và nhu cầu bản năng hay các thắc mắc chính đáng của đứa trẻ mới lớn bị gạt đi thay vì được tiếp nhận bằng sự suy xét và tinh thần đối thoại.

Mới đây thôi, trong một cuộc “trà dư tửu hậu” với các bạn trẻ cũng về chủ đề này, tôi hỏi các bạn nếu được lựa chọn nghe chỉ dẫn về giới tính từ cha mẹ/người thân hay từ người ngoài như bạn bè đồng nghiệp, phần lớn các bạn đều chọn người ngoài gia đình.

Lúc này Thạc sĩ Tôn Nữ Tường Vy - một nhà hoạt động về giáo dục và phát triển xã hội rất trẻ có nhiều dự án thú vị - bắt đầu lên tiếng.

Chị nói với tôi rằng nếu sau này trở thành cha mẹ, chị sẽ nói với con những vấn đề về giới tính và cơ thể của chúng ngay từ khi nó còn nhỏ xíu, chứ không để đến khi đứa trẻ đã quá lớn, và bắt đầu phải đứng giữa lựa chọn nghe từ ai và tìm hiểu từ đâu, rồi mới tìm cách giải thích cho chúng.

Lúc đó chính cha mẹ đã tự đánh mất đi cơ hội được con trẻ chọn lựa – như một người đáng tin cậy để tâm sự và thể lộ nhu cầu của mình.

khi nguoi lon van con coi giao duc gioi tinh la do ban xau xa

Thực chất, vai trò của cha mẹ không hẳn là giáo dục đủ mọi thứ về giới tính cho con trẻ.

Ở nhiều nước, đây được xem là trách nhiệm của cả ngành Giáo dục lẫn Y tế công cộng trong việc phổ cập kiến thức giới tính tới mọi người.

Trẻ con ở Hà Lan, Phần Lan và Italy là những ví dụ điển hình. Chúng bắt đầu được GDGT ở mẫu giáo thông qua những câu chuyện, trò chơi và cả dự án. Các vấn đề về cơ thể và sự khác biệt nam nữ vì vậy trở thành những hiểu biết rất tự nhiên và bình thường.

Tương phản lại, thanh thiếu niên tại Mỹ - với sự thay đổi xoành xoạch trong các quan điểm truyền đạt - mang thai với tỷ lệ cao gấp năm lần so với Hà Lan.

Chỉ 41% phụ nữ Mỹ mô tả trải nghiệm tình dục đầu tiên của họ là như họ mong muốn; trong khi hầu hết thanh thiếu niên Hà Lan cho biết kinh nghiệm tình dục đầu tiên của họ rất tích cực.

Tôi không phản đối quan điểm giữ gìn truyền thống và các phẩm giá cá nhân, nhưng hãy cho những đứa trẻ thấy lý do hợp lý và có lợi cho chúng – điều sẽ khiến chúng tự cảm thấy cần phải làm như vậy thay vì bị ép buộc.

Đầu tư cho giáo dục giới tính, nếu không phải bây giờ - khi mà khủng hoảng giá trị và văn hoá đang bủa vây thế hệ trẻ - thì sẽ là bao giờ?

Nguyễn Anh
Theo Zing.vn
Phiên bản di động