Kết nối để xóa bỏ khoảng trống trong phòng, chống bạo lực tình dục
Xâm hại trẻ em phần lớn là người quen Thường xuyên kiểm tra, giám sát, giảm bạo lực trong nhà trường |
Tham dự hội nghị có bà Khuất Thu Hồng, Trưởng mạng lưới GVBNET, Viện trưởng viện ISDS; ông Elisa Fernandez - Trưởng Đại diện Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam, ông Naomi Kitahara -Trưởng Đại diện dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam... cùng 300 đại biểu đại diện cho các cơ quan Chính phủ, các chuyên gia về Luật, các nhà nghiên cứu, cán bộ quản lý chương trình, đại diện học sinh, thanh niên...
Những hiệp sĩ công lý giúp đỡ những nạn nhân bị xâm hại tình dục được vinh danh tại hội nghị. |
Hội nghị năm nay là sáng kiến của mạng lưới ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực giới tại Việt Nam (GBVNET). Bao gồm 17 tổ chức xã hội Việt Nam, nhằm xác định những khoảng trống trong thông tin về bạo lực tình dục trong pháp luật, thực thi pháp luật và dịch vụ phòng chống bạo lực tình dục. Hội nghị còn là nơi các nạn nhân của bạo lực tình dục sẻ chia, kết nối và cùng chung tay tìm giải pháp ứng phó.
Tại hội nghị, nội dung được quan tâm lớn và đặt lên hàng đầu là xâm hại và bạo lực tình dục trong không gian ảo. Vấn đề này được đem ra bàn luận ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó bao gồm cả những vấn đề về quản lý nhà nước cũng như đạo đức truyền thống trong công tác phòng, chống bạo lực tình dục. Trong khuôn khổ hội nghị, 4 phiên tòa toàn thể và 8 phiên thảo luận song song được trao đổi trong vòng 2 ngày (4 và 5/12) đề cập đến nhiều góc độ của vấn đề bạo lực tình dục. Những thảo luận đưa ra tại hội nghị sẽ tập trung vào nhiều nhóm nạn nhân của bạo lực như: trẻ em, vị thành niên, người đồng tính, song tính, người chuyển giới, người có HIV, người dân tộc thiểu số...
Phát biểu tại buổi lễ khai mạc, bà Khuất Thu Hồng - Trưởng GBVNET nhấn mạnh: “Hội nghị lần này là diễn đàn để chúng ta chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và cả những trải nghiệm về bạo lực tình dục để chúng ta hiểu rõ hơn chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức nào và sẵn sàng để vượt qua nó. Đây cũng chính là dịp để chúng ta kết nối với nhau nêu lên các sáng kiến và xây dựng các kế hoạch để chấm dứt vấn nạn bạo lực”.
Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày 4 và 5/12 tại Hà Nội. |
Bàn về thực trạng bạo lực tình dục ở nước ta hiện nay, hầu hết các chuyên gia tại hội nghị đều đồng ý có rất nhiều khoảng trống. Cơ hội để thực hiện các nghiên cứu còn hạn chế, số liệu báo cáo không đầy đủ. Việc này dẫn đến nguy cơ không hình dung rõ nguy cơ và mức độ nguy hiểm của vấn nạn bạo lực tình dục. Bạo lực tình dục với nhóm đặc thù như: người lao động di cư, người cao tuổi hay với các nhóm thiểu số như cộng đồng LGBT còn ít được biết đến và chưa có biện pháp cụ thể.
Bên cạnh đó, một khoảng trống lớn đang tồn tại trong các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực tình dục. Những mô hình và sáng kiến của nhà nước và một số tổ chức xã hội vẫn còn rất ít so với thực tế. Còn nhiều nạn nhân chưa biết liên hệ với ai khi bị xâm hại, chưa được hỗ trợ về pháp lý và y tế...
Liên quan đến vấn đề dịch vụ hỗ trợ khi bị bạo lực tình dục, bà Nguyễn Vân Anh đại diện Ban tổ chức chia sẻ: “Qua hội nghị lần này, tôi mong muốn hướng tới một hệ thống dịch vụ có khả năng tiếp cận tốt hơn với nạn nhân, để không có nạn nhân của bạo lực tình dục bị bỏ rơi, bị lãng quên hoặc từ chối”.
Chia sẻ bên lề sự kiện, hiệp sĩ công lý được vinh danh tại buổi lễ khai mạc, anh Trần Anh Hưng nói: “Động cơ để tôi thực hiện những chính sách ngăn ngừa bạo lực tình dục đó là tôi muốn thấy ai cũng cười và hạnh phúc, cũng chính vì vậy mà bản thân tôi phải lên tiếng và hành động”.