Học sinh trả 50 triệu cho người đánh rơi: Cổ tích giữa đời thường
Chuyện tình đẹp như cổ tích của 'công chúa tóc mây' gốc Việt |
Quả ngọt
Đó là câu chuyện của 3 em học sinh: Nguyễn Bảo Ngọc, Tăng Vũ Hà Linh và Hà Ngọc Ánh lớp 8A1, trường THCS Bồ Đề (quận Long Biên, Hà Nội).
Theo đó, ngày 12/10 vừa qua, ba nữ sinh xin phép gia đình đi tập văn nghệ chuẩn bị cho ngày lễ 20/10 và ngày Nhà giáo Việt Nam. Khoảng bốn giờ chiều, trên đường đi về nhà, đến ngõ 78 phường Bồ Đề, các em nhìn thấy cọc tiền mệnh giá 500 nghìn đồng được buộc chắc chắn nằm sát mép đường. Mất một lúc lúng túng, ba học trò nữ định thần lại, họ hặt cọc tiền lên, sau đó cùng hội ý và quyết định đến trụ sở Công an phường, đồng thời nhờ các chú công an tìm người đánh mất để trả lại.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội tuyên dương 3 em hoc sinh có hành động đẹp, việc làm tốt |
Anh Vương Quốc Tuấn – người bị rơi 50 triệu đồng hiện đang ở phường Bồ Đề vô cùng cảm động trước hành động đẹp của ba nữ sinh. Anh chia sẻ: “Vợ tôi đưa tiền đi lấy hàng về bán nhưng lúc bước xuống xe ô tô, tiền ở trong túi quần rơi ra mà tôi không để ý. Khi phát hiện, tôi vô cùng hốt hoảng chạy đi tìm và tuyệt vọng nghĩ rằng: “Chắc chắn mất tiền rồi, bởi không ai nhặt được 50 triệu đồng rồi mang trả lại cho người đánh mất trong thời buổi này.Tôi vô cùng xúc động khi nhân lại tiền và càng ngạc nhiên hơn khi biết được ba học sinh đó, gia đình tương đối khó khăn. Tôi thực sự không biết nói gì ngoài việc cảm ơn các em” - Anh Tuấn kể.
Cô Lý Thị Như Hoa, Phó hiệu trưởng trường THCS Bồ Đề cho biết: “Sau khi sự việc diễn ra, trường đã tuyên dương các học trò này trong lễ dưới c. Sau đó nhiều cấp, ngành cũng rất quan tâm, đến tặng bằng khen và động viên ba học trò nghèo.
"Hoàn cảnh các cháu cũng khó khăn, thậm chí có cháu hầu như tháng nào cô giáo chủ nhiệm cũng ứng tiền học phí vì đến kỳ mà gia đình chưa có tiền nộp. Mẹ của Bảo Ngọc mất sớm, Ngọc ở cùng bố và anh trai. Dù thiếu thốn tình cảm của mẹ nhưng em luôn cố gắng vươn lên trong học tập. Còn em Hà Linh có hoàn cảnh khó khăn, công việc của bố mẹ bấp bênh, ngoài giờ học, con phải trông em, đưa đón em đi học để giúp bố mẹ. Riêng Hà Ngọc Ánh sống với mẹ sau khi bố mẹ ly hôn. Để giúp mẹ, em luôn dậy sớm dọn hàng cho mẹ bán xong mới đi học…” - Cô Lý Thị Như Hoa nói.
Từ những tiết học đạo đức
Bạn Hà Ngọc Ánh chia sẻ: Từ nhỏ em chưa bao giờ nhìn thấy số tiền nhiều như vậy. Lúc đầu chúng em thấy lo sợ, sau khi thảo luận với nhau cả ba quyết định mang số tiền này trả lại người đánh mất. Em nghĩ người mất số tiền này cũng khó khăn như bố, mẹ mình vậy. Nếu nhà mình mất số tiền ấy thì chúng em sẽ ăn và học bằng gì, vì thế nên bọn em quyết định nhờ các chú công an mang trả lại.
Điều đáng nói là, sau đó, cả 3 học sinh đều gọi điện về cho bố mẹ, người thân. Tất cả phụ huynh đều ủng hộ và khuyến khích các em mang tiền đến trụ sở công an phường và nhờ các chú tìm lại người đánh mất để trả.
Cô Lê Thị Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 8A1 cho biết: “Tôi dạy môn Văn và theo các con từ những ngày đầu cấp. Ba em này luôn là học sinh khá, giỏi của lớp, dù có hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình giảng dạy, tôi và các giáo viên đều cố gắng lồng ghép các bài học về đạo đức để giáo dục học sinh, nhất là lòng trung thành, nhân ái. Việc làm của các con là chính là quả ngọt dành tặng cho chúng tôi và là tấm gương sáng để học sinh trong trường noi theo. Tôi vô cùng xúc động và tự hào vì các học trò của mình”
"Nhặt được của rơi đem trả người mất là một nét đẹp của cuộc sống mà chúng ta hay được nghe kể từ nhỏ qua câu chuyện cổ tích. Hôm nay, nhờ những hành động của ba học sinh trường THCS Bồ Đề chúng ta thấy cuộc sống này thật đẹp. Hành động của ba em học sinh càng trở nên đáng quý trọng khi sống trong một xã hội mà nhiều người coi việc "đút túi" đồ nhặt được là chuyện đương nhiên. Bài học “nhặt được của rơi trả lại người mất” của các nữ sinh trường THCS Bồ Đề xứng đáng là tấm gương sáng cho các bạn khác noi theo" - Cô giáo Lê Thị Thảo nói.