Hệ thống giám sát giao thông giúp giảm tắc đường ở xứ sở chuột túi

Một hệ thống giám sát giao thông dựa trên công nghệ đã được được lắp đặt tại thủ đô Canberrans của Australia nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông trên toàn thành phố đặc biệt ở những khu vực trung tâm.
Việt Nam sắp xuất khẩu 100 tấn vải thiều sang Australia Australia tuyên bố không lùi bước trước Facebook Cựu du học sinh Úc chia sẻ kinh nghiệm quý giá về du học

Theo đó hệ thống giám sát này sẽ cảnh báo cho các lái xe những tuyến đường nhanh nhất, giảm khả năng hình thành các điểm ách tắc.

Chính quyền Canberra cho biết, hệ thống giám sát giao thông mới là sự kết hợp của những cảm biến bluetooth và camera giao lộ mới được lắp đặt ở các vị trí chiến lược - nơi có nhiều khả năng xảy ra gián đoạn và tắc nghẽn.

Ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm ở Canberra. (Ảnh: The Canberra Times)
Ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm ở thủ đô Canberra, Australia (Ảnh: The Canberra Times)

Tại trung tâm xử lý dữ liệu, nhân viên kiểm soát sẽ giám sát thời gian di chuyển của phương tiện bằng tín hiệu Bluetooth mà họ phát ra khi đi qua giao lộ.

Theo kế hoạch, chính quyền Canberra sẽ triển khai kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt nhẹ mới và điều này sẽ khiến giao thông tại thủ đô Australia trở nên khó khăn hơn trong khoảng thời gian 4 năm tới.

Các chuyên gia cho rằng, với việc hai trong số các trục đường chính sắp bị đóng cửa để phục vụ xây dựng hệ thống đường sắt nhẹ giai đoạn 2 ở thủ đô Canberra, hệ thống giám sát mới có thể là cứu cánh cho những người lái xe trong giờ tan tầm.

“Do đó, hệ thống giám sát giao thông này sẽ giúp cung cấp thông tin đó cho công chúng trong thời gian thực sẽ giúp mọi người lập kế hoạch trước khi họ ngồi sau tay lái”, ông Peter Khoury, người phát ngôn Hiệp hội Đường bộ và Lái xe quốc gia Australia chia sẻ.

Ùn tắc giao thông vẫn luôn là một vấn đề nan giải đối với các đô thị lớn trên thế giới. Không chỉ ảnh hưởng xấu tới môi trường, tắc đường còn làm gây nguy hại tới chất lượng cuộc sống của người dân.

Do đó, các nước đã đưa ra nhiều biện pháp để cải thiện khả năng di chuyển của người dân và Singapore được coi là một điển hình thành công trong lĩnh vực này.

Từ đầu những năm 1980, Chính phủ Singapore đã đề ra một loạt chính sách xây dựng hệ thống giao thông thông minh (ITS), khoa học, bài bản bao gồm việc xây dựng, phân luồng đường, quản lý tắc nghẽn, quản lý sự cố...

Liên tục được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu xử lý tình huống giao thông, trung tâm ITS của Singapore ngoài công nghệ thu thập dữ liệu giao thông hiện đại tiên tiến, còn có thể giúp nâng cao trải nghiệm của người đi đường với tính tương tác thông minh, góp phần quản lý phương tiện, tăng cường khả năng tích hợp giữa phương tiện công cộng và hoạt động đường bộ.

Bên cạnh đó, Singapore tăng cường hệ thống giao thông công cộng như xe buýt, hệ thống tàu điện ngầm hiện đại với mục tiêu được xác định rõ, đó là phục vụ người dân di chuyển dễ dàng và tiết kiệm chi phí.

Hệ thống giao thông tại Singapore (Ảnh:  Jeremy Long)
Hệ thống giao thông tại Singapore (Ảnh: Jeremy Long)

Tầm nhìn chiến lược của Singapore là đến năm 2030 bảo đảm tăng cường mạnh hệ thống giao thông công cộng, giảm thời gian di chuyển và 80% số hộ gia đình chỉ mất 10 phút đi bộ đến trạm xe công cộng. Đây được cho là bước đi hiệu quả để đưa quốc gia này trở thành hình mẫu hàng đầu về giải pháp cho giao thông đô thị.

Để giải quyết lưu lượng giao thông lên đến 120.000 phương tiện/ngày trên quốc lộ, Chính phủ Anh đã cho thiết kế hệ thống quản lý giao thông qua bảng điện tử ATM từ năm 2005.

Trong những khung giờ cao điểm, các bảng điện tử gắn trên từng làn đường sẽ giúp quản lý các luồng xe cộ cũng như cảnh báo tài xế về các đoạn tắc phía trước để kịp thời chuyển hướng.

Chi phí để xây dựng toàn bộ hệ thống chỉ bằng 1/5 chi phí mở rộng quốc lộ. Khí thải các phương tiện qua lại cũng giảm 10% do các xe có thể đi nhanh với ít đoạn lên xuống số hơn. Hệ thống ATM có thể không phù hợp với tất cả các loại đường cao tốc nhưng hiện vẫn đang là một phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng ùn tắc cho những hệ thống giao thông đã hoàn thiện.

Tại Stockholm, Thuỵ Điển, hệ thống thu phí đường bộ điện tử sẽ tính tiền các ô tô và xe máy đi vào thành phố vào 6h30 đến 18h30 các ngày trong tuần. Chỉ xe buýt, taxi, xe cứu thương, ô tô thân thiện với môi trường… được miễn phí khoản này.

Chỉ trong 2 năm kể từ khi áp dụng, lượng xe đi qua các trạm thu phí vào các khung giờ cao điểm đã giảm 25% (tương đương với việc giảm được 1 triệu phương tiện di chuyển trên đường mỗi ngày). Số tiền thu được từ các xe đi qua được dùng để nâng cấp các phương tiện và dịch vụ giao thông khác.

Tuệ Uyên
Phiên bản di động