Kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức, lối sống với quốc phòng an ninh
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc ủng hộ Khu đô thị phức hợp giáo dục quốc tế Singapore Quận Cầu Giấy: Ưu tiên đầu tư cho giáo dục và văn hoá - xã hội Đề xuất giải pháp phát triển ngành giáo dục huyện Yên Lạc |
Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học GDQPAN theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.
Đối với cấp tiểu học, THCS, thực hiện dạy học lồng ghép GDQPAN theo Thông tư số 08/2024/TT- BGDĐT ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn lồng ghép nội dung GDQPAN trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học.
Giáo viên lựa chọn nội dung thông qua tổ bộ môn, các tổ bộ môn tổng hợp nội dung thông qua Ban Giám hiệu, trên cơ sở nội dung lồng ghép của các tổ bộ môn nhà trường thống nhất kế hoạch và triển khai thực hiện lồng ghép nội dung GDQPAN bảo đảm đủ nội dung theo quy định đối với từng cấp học và khối lớp.
Bộ GD&ĐT yêu cầu kết hợp chặt chẽ công tác giáo dục quốc phòng an ninh (GDQPAN) với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh |
Đối với cấp THPT, quán triệt và thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung GDQPAN theo Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Ban hành Chương trình môn học GDQPAN cấp THPT; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các nội dung kiến thức mới đã được thống nhất trong tập huấn công tác GDQPAN năm 2024.
Các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phân phối nội dung chương trình cho cả năm học phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị, trang thiết bị dạy học và tổ chức dạy học theo đúng kế hoạch giáo dục.
Đối với các nội dung thực hành, các nhà trường dạy tập trung dứt điểm theo bài nhưng không quá 3 tiết/buổi và phải thực hiện nghiêm các quy định về công tác bảo đảm an toàn, đặc biệt khi sử dụng vũ khí, trang bị; xây dựng kế hoạch bài dạy khoa học, đúng, đủ theo chương trình.
Các bài dạy phải được thông qua tổ chuyên môn và nhà trường theo quy định trước khi tổ chức giảng dạy; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả nhằm phát triển phẩm chất, năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh.
Các nhà trường tích cực, chủ động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về GDQPAN; nâng cao chất lượng nghiên cứu bài dạy, tổ chức tọa đàm, trao đổi về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy, học; phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong dạy, học môn học GDQPAN. Tiếp tục kết hợp chặt chẽ công tác GDQPAN với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh và các nội dung hoạt động giáo dục khác bảo đảm thiết thực, hiệu quả, an toàn phù hợp với từng lứa tuổi.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với nội dung GDQPAN phải thiết thực, hiệu quả và đúng quy định. Không tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp với tổ chức dạy học tập trung các nội dung GDQPAN trong chương trình môn học và học tập trung tại các trung tâm GDQPAN, cơ sở giáo dục đại học tự chủ môn học GDQPAN để kết thúc môn học.