Giới trẻ và câu hỏi: “Cưới xong ai sẽ quản tiền?”

Trước khi bước vào hôn nhân và khi vừa mới cưới, câu hỏi: Ai giữ tiền? luôn là thắc mắc của các bạn trẻ. Thậm chí quan niệm “vợ cầm hết lương” còn là ám ảnh của không ít chàng trai trẻ trước khi lấy vợ. Vậy trong cuộc sống gia đình, ai nên là người giữ “tay hòm chìa khoá”?
100% thuốc lá mới là hàng nhập lậu Talkshow "Họa Kim Sa và Phật giáo trong tâm thức người Việt"

Quản lý tài chính trong hôn nhân: Vấn đề nan giải

Những tháng đầu sau khi kết hôn, các cặp đôi thường ngại chia sẻ về câu chuyện tài chính nên nhiều bạn trẻ đã tự quản tiền của mình. Chưa có thói quen chia sẻ, chưa có tâm lý vun vén nên mỗi người sẽ chi tiêu theo thói quen cá nhân. Đây là nguyên nhân chính khiến kinh tế gia đình mất kiểm soát. Nhiều cặp đôi đã nhanh chóng rơi vào cảnh hết tiền, từ đó sinh ra lục đục, vãi vã.

Tiền lương và thẻ ngân hàng khiến các gia đình đau đầu thời điểm mới kết hôn
Quản lý tiền lương và thẻ ngân hàng khiến các gia đình đau đầu thời điểm mới kết hôn

Bạn Hiền Dương 24 tuổi ở quận Hai Bà Trung chia chia sẻ suy nghĩ về vấn đề tài chính sau kết hôn: “Hai vợ chồng mình có “thỏa thuận” với nhau rằng mỗi người sẽ tự chủ tài chính nhưng sẽ có quỹ chi tiêu chung để cả hai cùng đóng góp”. Vợ chồng Hiền Dương quyết định để vợ sẽ là “tay hòm chìa khóa” của quỹ chung này, trực tiếp quản lý chi tiêu, kiểm soát tài chính trong gia đình.

"Tiền lương nên để vợ cầm vì con trai tính thường phóng khoáng, hay thích tụ tập bạn bè nên nhiều khi có bị lạm chi. Nếu vợ quản lý chi tiêu thì phần nào cũng giúp cho kinh tế gia đình được kiểm soát tốt hơn", Dương bày tỏ quan điểm rằng vợ nên là người quản lý chi tiêu. Cả hai vợ chồng cùng thống nhất sẽ cân nhắc và nói chuyện với nhau về tài chính gia đình, bao gồm cả những mục tiêu lớn trong cuộc sống như mua nhà, mua xe.

Đồng tình với quan niệm nên đưa tiền lương, thẻ ngân hàng cho vợ, Ngọc Hải 26 tuổi ở quận Long Biên cho rằng đàn ông thường có xu hướng phóng khoáng hơn phụ nữ nên đôi lúc không kiểm soát tốt trong việc chi tiêu. Vì thế vợ giữ tiền sẽ giúp kiểm soát được kinh tế gia đình tốt hơn.

Những buổi đi chơi, ăn uống thường là lý do khiến chi tiêu mất kiểm soát
Những buổi đi chơi, ăn uống thường là lý do khiến chi tiêu mất kiểm soát

Hải kể: “Sau khi kết hôn, vợ mình thường để cho hai đứa tự chủ tài chính, tự cầm thẻ ngân hàng. Tuy nhiên mỗi tháng khi có lương, mình thường có những buổi gặp mặt hay ăn uống cùng các anh em trong cơ quan. Tính mình khá thoải mái trong chi tiêu nên kiểm soát không sát các khoản thu chi. Mình đã nhanh chóng nhận ra đây là vấn đề và chuyển tiền lương qua cho để vợ quản lý”.

Không ít chàng trai trẻ bày tỏ sự ngỡ ngàng và bày tỏ quan điểm không đồng tình khi tiền mình tự kiếm, tự tiêu mà lập gia đình phải đưa cả cho vợ. Tuy nhiên, đưa tiền cho vợ không phải là điều bắt buộc các ông chồng. Ai là người quản lý chi tiêu tốt dù là vợ hay chồng thì người đó nên giữ kinh tế. Bởi, lập gia đình là mở ra cuộc sống mới, cả hai cần phải có kỉ luật trong mọi hoạt động cá nhân, lúc này, mỗi người không phải sống cho riêng mình mà cho một gia đình nhỏ, sắp tới còn là những đứa con. Vì thế, để duy trì gia đình hạnh phúc, bền vững thì người quả lý tài chính trong nhà rất quan trọng.

Vợ chồng cùng cố gắng chi tiêu hợp lý

Nhận định về vấn đề quản lý chi tiêu trong gia đình, tiến sĩ khoa học giáo dục Vũ Việt Anh (Tổng giám đốc Học viện Thành Công, người sáng lập và điều hành dự án "5 triệu gia đình hạnh phúc thịnh vượng", giảng viên chính dự án "5 triệu bà mẹ nuôi dạy con tốt" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai trên cả nước) cho biết hiện tượng này khá phổ biến trong xã hội hiện nay.

Theo tiến sĩ Việt Anh, có một số cách để vợ chồng trẻ quản lý tài chính gia đình hợp lý. Trong đó đầu tiên là phải trao đổi, thảo luận và xác định mục tiêu chung. Tiếp đến là cùng nhau lập ngân sách gia đình để theo dõi thu chi hằng tháng. Luôn có quỹ dự phòng cho những tình huống khẩn cấp hoặc các mục tiêu dài hạn.

Các cặp đôi cũng nên phân vai trách nhiệm trong quản lý tài chính gia đình. Hãy xác định người nào sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như thanh toán hóa đơn, quản lý đầu tư hoặc theo dõi ngân sách. Cố gắng tránh tích lũy nợ phí không cần thiết như thẻ tín dụng hoặc vay mua sắm. Để tránh chi tiêu phung phí, các cặp đôi nên chia khoản chi làm 2 trường hợp. Đó là những khoản chi cho nhu cầu và chi để "mua vui".

Mỗi khoản chi tiêu trong gia đình cần có ý kiến của cả vợ và chồng
Mỗi khoản chi tiêu trong gia đình cần có ý kiến của cả vợ và chồng

Nhiều ý kiến cho rằng, để có thể quản lý chi tiêu hợp lý, các cặp vợ chồng nên chia sẻ thẳng thắn về năng lực tài chính của nhau và ngồi xuống đặt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai để cùng cố gắng.

Đồng thời, nên hạn chế mua sắm online, chỉ sắm những thứ thực sự cần thiết, tránh lạm dụng thẻ tín dụng quá mức vì dễ rơi vào cảnh nợ nần cũng như hình thành thói quen tiêu dùng xấu.

Đình Trung
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động