"Đánh tan" sự bận rộn tiêu cực

Huỳnh Công Thắng chia sẻ mỗi người chỉ có 24 giờ mỗi ngày, thời gian trôi qua không lấy lại: 'Nên đánh tan sự bận rộn tiêu cực, dành thời gian cho những nguồn thực sự mang lại năng lượng tích cực cho bạn'.
Cảm xúc tiêu cực làm tăng nguy cơ mắc ung thư như thế nào? Mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, không để tiêu cực chi phối Năm câu nói ảnh hưởng tiêu cực tới con

Anh Huỳnh Công Thắng, nhà khởi nghiệp, đồng thời là nhà sáng lập của tổ chức dành cho người trẻ Lead The Change, thẳng thắn: “Không phải cứ bận rộn là đang làm việc chăm chỉ. Có những sự bận rộn tiêu cực. Luôn thấy bận bịu, không có thời gian là một sự ngụy biện, là căn bệnh nan y mà chúng ta phải tự xử lý chứ không phải là chân lý mà chúng ta bắt chước theo”.

Anh Huỳnh Công Thắng dẫn ra một loại bạn trẻ quen thuộc mà anh thường thấy: “Sáng hẹn đi hẹn lại giờ báo thức mấy lần rồi thức dậy trong mỏi mệt, căng thẳng. Vì trễ giờ không kịp nấu ăn, trên đường mua tạm đồ ăn sẵn. Với tâm trạng khó chịu đó để chạy xe ra ngoài, gặp cảnh tắc đường hoặc va chạm nhỏ cũng dễ nổi nóng. Vào cơ quan thì kiểm tra Facebook trước cả email, làm việc chưa được bao lâu, tiện cái điện thoại kế bên lại mở ra lướt lướt, ngồi chưa nóng chỗ thì đến bữa trưa, xế chiều lại đến giờ trà sữa và hội nghị bàn tròn bàn luận về sếp, đồng nghiệp và vô vàn các nhân vật ông này, bà kia. Hết ngày, thời gian tập trung làm việc cộng lại chắc chẳng đủ 5 tiếng đồng hồ. Việc hôm nay còn, thôi thì dời qua ngày mai giải quyết”.

Thạc sĩ Lê Thiên Huy, Phó viện trưởng Viện Công nghệ Việt - Nhật (Trường ĐH Công nghệ TP HCM), chia sẻ Facebook hay các mạng xã hội khác nên giúp cuộc sống của bạn tốt hơn, quan tâm nhau hơn, chứ không phải “bán” hết thời gian cho nó.

“Có những người đọc một status bạn than buồn trên mạng, sẽ bấm like, viết “cố lên”, rồi “lặn” mất. Nhưng có những người bạn, nếu vô tình đọc được, sẽ nhấc ngay điện thoại lên và hẹn “cà phê không bạn ơi, có gì buồn kể mình nghe”, anh Huy dẫn chứng.

“Trừ khi công việc của bạn bắt buộc phải tiếp xúc mạng xã hội thường xuyên và từ đó, bạn có thu nhập, có kiến thức; còn không, tôi nghĩ rằng người trẻ có thể làm rất nhiều việc trong thời gian đó, đọc sách, làm thêm đúng ngành nghề mình đang học để có thể trau dồi kiến thức, đồng thời kiếm thu nhập từ chính ngành mình đang học”, anh Huy nói.

"Đánh tan" sự bận rộn tiêu cực

Trong khi đó, bạn trẻ khởi nghiệp Huỳnh Công Thắng chia sẻ mỗi người chỉ có 24 giờ mỗi ngày, thời gian trôi qua không lấy lại: “Nên “đánh tan” sự bận rộn tiêu cực, dành thời gian cho những nguồn thực sự mang lại năng lượng tích cực cho bạn”.

Anh Phạm Văn Hậu (28 tuổi), đối tác của Facebook Gaming Việt Nam, người có nguồn thu nhập không nhỏ từ mạng xã hội Facebook, TikTok, thừa nhận trong thế giới công nghệ phát triển, các nền tảng giải trí xuất hiện nhiều, lộ ra những tiêu cực khi người trẻ “bán” thời gian 0 đồng, “mua” về nhiều hệ lụy.

“Nhiều bạn lúc ăn cũng TikTok, ngủ dậy cũng TikTok, bất kỳ thời gian rảnh nào cũng đều dành hết cho Facebook, TikTok, gây mất cân bằng giữa thế giới ảo và cuộc sống đời thực”, anh Hậu nói và cho rằng người trẻ cần cân bằng giữa cuộc sống đời thực và thế giới ảo, dành nhiều thời gian cho những mối quan hệ xã hội ngoài đời thật. Anh khuyên: “Mạng xã hội sẽ tuyệt vời khi dùng thời gian hợp lý, nó giúp bạn liên lạc bạn bè, người thân, giải trí sau giờ làm việc căng thẳng, hoặc hãy dùng nó là kênh tiếp nhận thông tin có sàng lọc”.

Nguồn: thanhnien
thanhnien.vn
Phiên bản di động