Cô giáo vùng lũ vượt gian khó “gieo chữ” nơi biên ải

Người dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nghèo. Vùng đất lạinhiều thiên tai, bão lũ nên gia đình các emhọc sinh khó khăn chồng chất. Công tác dạyhọc cũngkhó trăm bề. Tuy nhiên, cô giáo Lê Na vẫn không quản ngại, gắn bó với vùng biên ải này.
Cô giáo trẻ, người chị dịu hiền của đàn em Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Mong thầy cô giáo Trường TH Khai Quang tiếp tục là tấm gương sáng “Người mẹ đầu tiên” sưởi ấm tâm hồn cô học trò trường THCS Định Công

Dạy học không chỉ là trách nhiệm...

Chị Lê Na sinh năm 1982, hiện là giáo viên trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Chị đã có 17 năm công tác trong nghề sư phạm, với 15 năm dạy học ở vùng đặc biệt khó khăn. Khi mới nhận công tác ở vùng biên giới Kỳ Sơn, với cô gái trẻ khi ấy không hề dễ dàng vì bất đồng ngôn ngữ, đường sá cách trở do địa hình đồi núi, kinh tế và nhận thức người dân nơi đây còn nhiều hạn chế...

Cô giáo 8X luôn tâm niệm: “Dạy học không những là trách nhiệm mà còn là ước mơ của mình. Ước mơ được thấy các em học sinh đến trường, được thấy các em sau này lớn lên, trưởng thành giúp huyện, giúp đất nước như thầy cô giáo đang làm”.

Cô giáo Lê Na
Cô giáo Lê Na

Nghề sư phạm vất vả, đặc biệt là giáo viên công tác ở vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Với chị Na dạy học là sở thích và ước mơ nên chị luôn cảm thấy bản thân cần có trách nhiệm với học trò và mong các em tiếp tục theo con chữ, để sau này có thể cống hiến nhiều hơn cho quê hương, đất nước.

Chị Na kể, để chinh phục ước mơ trở thành cô giáo, chị thi vào khoa Ngữ văn, trường Đại học Vinh. Năm 2005, tốt nghiệp đại học, chị nhận công tác tại huyện Kỳ Sơn. Từng ấy năm gắn bó với mảnh đất này, cô giáo 8X thấu hiểu vùng quê đầy gian khó. Chị cho hay: “Người dân Kỳ Sơn nghèo, cộng thêm thiên tai quanh năm nên gia đình học sinh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Các em phải đi bộ đến trường từ 5 đến 10km, nhiều em phải nghỉ học để phụ giúp việc nhà cho bố mẹ… Chính vì vậy công tác giảng dạy và học tập lại càng gặp muôn vàn khó khăn, mình và đồng nghiệp phải tiếp cận tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh để giúp đỡ các em đến trường”.

Cô giáo Lê Na cùng các đồng nghiệp
Cô giáo Lê Na cùng các đồng nghiệp

Thiên tai, lũ lụt không thể cản bước chân người "gieo chữ"

Mới đây, huyện Kỳ Sơn vừa trải qua một trận lũ lụt kinh hoàng đã cướp đi hàng trăm ngôi nhà của giáo viên và của học sinh. Trang thiết bị dạy học của nhà trường bị hư hỏng nặng do nước lũ ngập và cuốn trôi… Tuy nhiên, bằng bầu nhiệt huyết, mong muốn điều tốt đẹp nhất đến với các em khiến cô giáo Lê Na và các thầy cô nơi đây không ngại gian khổ, vượt lên khó khăn, truyền tải tri thức đến học trò.

Bản thân cô giáo Na cũng luôn cố gắng trong học tập, tiếp cận kiến thức mới, nâng cao trình độ. Chị đã lấy xong bằng Thạc sĩ và không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, với mục tiêu cùng tập thể giáo viên nâng cao chất lượng học sinh niềm núi và không để học sinh phải bỏ lại phía sau trên con đường chiếm lĩnh tri thức.

Cô giáo vùng lũ vượt gian khó “gieo chữ” nơi biên ải
Cô giáo Lê Na là một trong 68 tấm gương thầy cô được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2022 do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức

Cô giáo 8X bày tỏ: “Với mình, hạnh phúc nhất là khi thấy học trò thành đạt, bước tới vinh quang, đạt được nhiều thành tựu. Mình mong muốn những thế hệ học sinh sau này sẽ thành công và giúp Kỳ Sơn ngày càng giàu đẹp”.

Với những cố gắng của mình, cô giáo Na đã đạt nhiều thành tích: Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở các năm: 2010, 2011, 2017, 2018, 2021. Chị là giáo viên có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm và nhiều năm liên tục đạt bậc 3 cấp huyện, được đánh giá tốt, ứng dụng vào thực tế; Đào tạo được nhiều học sinh giỏi cấp huyện, đạt giải cao...

Cô giáo Na là một trong số 68 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022, do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức trong dịp lễ 20/11 tới đây.

Lê Dung
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động