Cần nhiều giải pháp đặc thù bảo vệ môi trường cho Thủ đô
Mang nghệ thuật vào thông điệp bảo vệ môi trường Hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp Phân loại rác: Cách làm và kinh nghiệm quốc tế Nỗ lực cải thiện môi trường làng nghề |
Nhiều vấn đề về môi trường ở Hà Nội
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 15-NQ/TW) xác định nhiệm vụ cho giải pháp về bảo vệ môi trường là “tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường, hướng tới xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững; thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí; xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước các hệ thống sông, hồ; hoàn thành cải tạo môi trường Sông Nhuệ - Sông Đáy, sông Tô Lịch; các chương trình chống úng, ngập; hạ tầng xử lý rác thải, nước thải, cây xanh đô thị... theo quy hoạch".
Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 06-NQ/TW) yêu cầu về hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý và phát triển đô thị bền vững phải “Xây dựng đồng bộ về hạ tầng và ban hành các chính sách ưu đãi để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường tại đô thị” ;“Tăng cường các biện pháp kiểm soát, cải thiện chất lượng không khí tại các đô thị, giảm thiểu nhanh ô nhiễm bụi, tiếng ồn; Xây dựng đồng bộ hệ thống quan trắc, giám sát chất lượng môi trường tại các đô thị; chú trọng xử lý nước thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị...”.
Công nhân URENCO không quản ngày đêm giữ Thủ đô sạch đẹp, văn minh |
Mục tiêu bảo vệ môi trường Hà Nội được Đảng bộ TP Hà Nội đề ra tại Nghị quyết số 11-NQ/TU của Thành uỷ Hà Nội về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn đến năm 2020 và những năm tiếp theo.
Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã kế thừa một số quy định tại Điều 14 của Luật Thủ đô 2012 về bảo vệ môi trường nhưng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp như quy định tại Điều 29.
Đồng thời, chính sách về bảo vệ môi trường còn được thể hiện ở các điều khoản về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: Lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ của Thủ đô bao gồm công nghệ môi trường, giảm phát thải các-bon, ứng phó với biến đổi khí hậu (khoản 1 Điều 25).
Về thu hút nhà đầu tư chiến lược (điểm a, khoản 1 Điều 44) xử lý ô nhiễm môi trường các dòng sông thuộc danh mục dự án trọng điểm của Thủ đô để thu hút nhà đầu tư chiến lược.
Về ưu đãi đầu tư (điểm e, khoản 1 Điều 45) ưu đãi đầu tư đối với dự án sử dụng máy công nghệ cao, tiên tiến trong lĩnh vực môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xử lý chất thải, nước thải, dự án phát triển làng nghề truyền thống.
Các quy định này cùng với Điều 29 tạo thành hệ thống giải pháp tổng thể về bảo vệ môi trường Thủ đô.
Biện pháp giảm phát thải nhựa
Theo thống kê, trên địa bàn TP Hà Nội, rác thải nhựa chiếm 8 - 10% khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh hằng ngày. Rác thải nhựa để lại hậu quả lâu dài và nghiêm trọng, vì chúng khó phân hủy, phá hủy môi trường đất, nước ngầm và đại dương. Ví dụ chai nhựa đựng nước uống hàng ngày có thể tồn tại đến 10 thế kỷ.
Bên cạnh đó, nhựa dễ tan chảy trong khoảng nhiệt độ từ 70 - 800 độ C và hòa vào thực phẩm, đi vào cơ thể con người. Những chất độc đó tích lũy lâu ngày gây ra các bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, nhựa còn lẫn vào nước, ngăn chặn khí oxy làm cho sinh vật dưới nước không thể hô hấp được.
Thậm chí, chúng có thể bị các sinh vật như cá nuốt vào, dẫn đến khả năng con người cũng sẽ ăn phải và nhiễm độc. Hơn thế, việc đốt nhựa không đúng quy chuẩn thải ra vô số khí độc hại, gây hiệu ứng nhà kính…
Trước thực tế này, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND về “Phòng, chống rác thải nhựa và túi nilon đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.
Theo đó, từ tháng 11/2019 đến nay, các cơ quan, đoàn thể, đơn vị trực thuộc UBND thành phố không sử dụng túi nilon và những sản phẩm nhựa sử dụng một lần trong các cuộc họp.
Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng kêu gọi các siêu thị, cửa hàng, doanh nghiệp cam kết không sử dụng bao bì túi nilon, chuyển dần sang dùng sản phẩm thân thiện với môi trường; Một số đơn vị tái chế triển khai chương trình thu gom, phân loại, tái chế vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn.
Các chương trình đã góp phần giảm thiểu rác thải vào bãi chôn lấp tập trung của thành phố.
Giấy và vỏ chai nhựa thu được sau sự kiện "Đổi nhựa - Nhận quà" của nhóm sinh viên Học viện Báo chí nhằm bảo vệ môi trường |
Tuy nhiên thực tế hiện nay, rác thải nhựa trên địa bàn đô thị đông dân cư như TP Hà Nội vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại, đe dọa nghiêm trọng môi trường sống.
Vấn đề giảm phát thải nhựa được quy định tại Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nhưng mới chỉ quy định trách nhiệm của “UBND cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái”.
Hà Nội cần thiết phải có các biện pháp mạnh hơn để có thể giảm phát thải nhựa, như quy định hạn chế sử dụng bao gói nilon, nhựa khi mua hàng. Những biện pháp mạnh có thể sẽ tác động được vào ý thức của người dân, doanh nghiệp trong việc giảm phát thải nhựa trên địa bàn Thủ đô.