Huyện Đan Phượng xây dựng Chương trình 06 làm nguồn lực để phát triển
Người dân Đan Phượng "khoe" đặc sản địa phương trong ngày hội đại đoàn kết Giáo dục Đan Phượng tự hào dẫn đầu về tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia |
Đến kiểm tra, làm việc tại Huyện ủy Đan Phượng, về phía thành phố Hà Nội có các đồng chí: Nguyễn Doãn Toản - UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 của Thành ủy, Trưởng đoàn kiểm tra số 2; Đại diện Ủy ban MTTTQ Việt Nam, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội; các Sở: Văn hóa và Thể thao, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư...
Làm việc với Đoàn kiểm tra có đồng chí Trần Đức Hải, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng; Lê Văn Thìn, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đan Phượng, đại diện các Ban đảng, phòng chuyên môn của huyện Đan Phượng.
Toàn cảnh buổi kiểm tra |
Thu hơn 3.500 tỷ từ du lịch
Báo cáo với đoàn kiểm tra, Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng cho biết, trong những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy tổ chức triển khai thực hiện và sự vào cuộc của các cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, cùng sự đồng thuận trong Nhân dân, việc thực hiện Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy đạt nhiều kết quả tốt.
Phó Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng Đào Thị Hồng báo cáo với đoàn kiểm tra |
Theo đó, huyện Đan Phượng nhận thức sâu sắc ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của Chương trình số 06-CTr/TU. Vì vậy, ngay sau Đại hội đại biểu huyện lần thứ XXIV, Huyện ủy Đan Phượng đã chủ động ban hành Chương trình số 10-CTr/HU để triển khai tổ chức thực hiện. Sau khi Thành ủy ban hành Chương trình số 06-CTr/TU, Huyện ủy đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu thuộc 7 nhóm nội dung chuyên đề theo Chương trình.
Những năm qua, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện, các xã, thị trấn của Đan Phượng luôn vận động sáng tạo theo phương châm nhà nước và Nhân dân cùng làm đã thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ qua.
Huyện Đan Phượng đạt nhiều kết quả trong giáo dục |
Đáng chú ý, huyện Đan Phượng có nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong triển khai thực hiện Chương trình. Ví dụ, huyện đã xây dựng và triển khai hiệu quả 18 mô hình tiêu biểu tại các ban, ngành, đoàn thể huyện, UBND các xã, thị trấn.
Các mô hình thể hiện cách làm hay, mang tính sáng tạo trong vận động, tập hợp đoàn viên, hội viên, Nhân dân tham gia tạo phong trào thi đua sôi nổi trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Mô hình nổi bật như “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh”; “Cơ quan xanh, nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng”; xây dựng video clip “Khám phá - Check in Đan Phượng”; xây dựng “Nhà đại đoàn kết”; "Ươm, cấp xây xanh bảo vệ môi trường", “Uống nước nhớ nguồn”; “Xây, sửa nhà cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở”...
Du khách thăm làng diều Bá Dương Nội |
Hai kết quả nổi bật về Chương trình số 06-CTr/TU tại Đan Phượng là giáo dục và công nghiệp văn hóa.
Trong đó, về lĩnh vực giáo dục, Huyện ủy Đan Phượng tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia tại Đan Phượng được đẩy mạnh. Đến nay, toàn huyện có 54/55 trường (98.2%)đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 39/55 trường (70.09%) đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (tăng 17 trường chuẩn quốc gia mức độ 2 so với năm 2021). Từ năm 2021 đến nay, huyện đã đầu tư xây mới, nâng cấp 78 dự án trường học với tổng kinh phí 768.687 tỷ đồng.
Bà Lê Thị Ánh Mai, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, phát biểu |
Về phát triển công nghiệp văn hoá, thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 của Thành uỷ Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Huyện uỷ Đan Phượng đã chủ động ban hành Nghị quyết số 45-NQ/HU ngày 15/7/2022; chỉ đạo UBND huyện ban hành Kế hoạch số 244/KH-UBND ngày 15/12/2022 về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn huyện Đan Phượng 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Kết quả, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, toàn huyện đã đón khoảng 185.500 lượt người đến thăm quan; doanh thu lĩnh vực du lịch là 3.511 tỷ đồng.
Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh Chương trình 06
Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn kiểm tra và lãnh đạo huyện Đan Phượng đã trao đổi, làm rõ thêm một số nội dung, đồng thời gợi mở các giải pháp để thực hiện tốt Chương trình 06-Tr/TU trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận hội nghị, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản – Trưởng đoàn kiểm tra ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện Đan Phượng trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy. Trong đó, huyện đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo nghiêm túc, bài bản, tạo sự thống nhất cao trong cả hệ thống chính trị để tổ chức thực hiện Chương trình.
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản – Trưởng đoàn kiểm tra ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được của huyện Đan Phượng trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy |
"Huyện Đan Phượng đã và đang xây dựng Chương trình 06-CT/TU làm nguồn lực rất lớn để phát triển", Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản nhấn mạnh.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đề nghị huyện Đan Phượng tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU. Đồng thời quan tâm đầu tư nguồn lực để giữ vững thành quả nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu một cách thực chất.
DDồng chí Trần Đức Hải, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng phát biểu tiếp thu ý kiến của đoàn kiểm tra |
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cũng đề nghị huyện khai thác hiệu quả tài sản công, các thiết chế văn hóa trên địa bàn, đặc biệt là sau khi HĐND TP Hà Nội đã nhất trí thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô, tại Kỳ họp thứ 19 vừa qua.