Tuy nhiên, năm 2018 tình hình bệnh dại có diễn biến phức tạp với số người tử vong do dại tăng hơn 29 trường hợp so với năm 2017 (103 ca). Đặc biệt, dịch bệnh xuất hiện và tăng mạnh ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về dại. Bệnh dại hiện vẫn là một trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch có số tử vong trên người cao nhất và hầu hết các trường hợp tử vong là do không tiêm vắc xin phòng dại sau khi bị động vật cắn.
Cả nước ghi nhận 46 người tử vong do bệnh dại |
Từ đầu 2019 đến nay, cả nước đã ghi nhận 46 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 24 tỉnh và có thấp hơn cùng kỳ năm 2018 (50 ca). Trong đó, cao nhất là tỉnh Sơn La với 6 ca tử vong. Khu vực miền núi phía Bắc vẫn ghi nhận có số tử vong do dại cao nhất cả nước chiếm hơn 80%.
Thời gian qua, dù nhiều hoạt động phòng chống bệnh dại đã được triển khai tích cực, nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như: Chưa giảm được số tử vong do dại một cách ổn định, bền vững; dịch bệnh dại xuất hiện ở những tỉnh vốn không phải là khu vực trọng điểm về dại; việc quản lý đàn chó và tỷ lệ tiêm vaccine dại ở các đàn chó nhiều nơi vẫn còn thấp, khó khăn nhất ở khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa; nhận thức của một bộ phận người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại còn hạn chế.
Cả nước ghi nhận 46 người tử vong do bệnh dại |
Theo Cục Y tế dự phòng và Cục Thú y, hiện ở Việt Nam, bệnh dại còn xuất hiện trên nhiều tỉnh, TP trong toàn quốc. Bệnh gây tử vong khi các triệu chứng biểu hiện trên cả người và động vật.
“Phòng bệnh bằng vaccine dại cho người và động vật là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa tử vong do bệnh dại ở người; nhận thức và tham gia của cộng đồng là chìa khóa then chốt cho sự thành công trong công tác phòng chống bệnh dại" - đại diện Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.