Bấp bênh làng nghề tăm hương trăm tuổi Quảng Phú Cầu

Làng nghề tăm hương truyền thống Quảng Phú Cầu (Ứng Hòa, Hà Nội) được hình thành cách đây gần 100 năm, mang đến cho người dân việc làm và nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, gần đây, làng nghề truyền thống này đang gặp nhiều khó khăn và ngày càng mai một.
Dự án làng nghề Mai Hương có nhiều sai phạm nghiêm trọng Làng gốm Thanh Hà 500 năm tuổi được công nhận Di sản cấp Quốc gia Bấp bênh làng nghề tăm hương trăm tuổi Quảng Phú Cầu

Cách trung tâm Thủ đô khoảng 30km, chúng tôi tìm đến làng nghề truyền thống Quảng Phú Cầu, thuộc huyện Ứng Hòa, Hà Nội nổi tiếng khắp vùng. Nơi đây không chỉ thu hút khách đến mua hương, mà cả những khách du lịch trong nước và nước ngoài đến tham quan, trải nghiệm.

bap benh lang nghe tam huong tram tuoi quang phu cau
Trước đây, người dân phải trẻ tre bằng tay, nhưng giờ đây, đã có máy móc nên năng suất cũng được tăng lên.

Vào những ngày cuối năm, về làng tăm hương những ngày này đang vào chính vụ, không khó để bắt gặp những con đường đỏ rực phơi chân hương và không khí nhộn nhịp lao động sản xuất, buôn bán.

Qua tìm hiểu từ những người dân trong làng, từ cụ già đến trẻ nhỏ đều thuộc vanh vách cách làm hương, từ nguyên liệu để làm tăm hương ở làng nghề là từ cây nứa, tre hoặc vầu, nhựa cây trám, mùn cưa, than đen, thảo mộc thiên nhiên…

Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người làm tăm hương phải bỏ nhiều thời gian và công sức, từ chẻ, phơi nguyên liệu, phân loại và nhuộm chân hương, làm thân nhang, phơi khô, đóng gói… và điểm đặc trưng của làm hương truyền thống nơi đây là bí quyết pha trộn hương liệu cho những que hương không nơi đâu có.

bap benh lang nghe tam huong tram tuoi quang phu cau
Những bó tre được người dân phơi khô vào những buổi trưa nắng.

Chia sẻ về công việc hàng ngày đều như vắt chanh làm chân hương, chủ kho sản xuất chân hương Đôi Liễu (làng Đại Phú, xã Quảng Phú Cầu) cho hay: “Ở khâu làm chân hương, những que tăm tròn đẹp thì mới đem đi nhuộm phẩm màu đỏ, rồi bó tròn phơi khô, còn que kém chất lượng thì đem đi tái chế.

Nói về việc hương liệu phẩm nhuộm, chủ kho Đôi Liễu cho biết: “Phẩm nhuộm có xuất xứ Hàn Quốc hoàn toàn không độc hại và những người thợ làm tăm hương luôn tâm niệm, hương liên quan đến thế giới tâm linh nên các công đoạn làm hương phải thật tỉ mỉ. Hương làm xong thường được phơi dưới trời nắng từ 1 - 2 ngày rồi mới xuất đi bán”.

bap benh lang nghe tam huong tram tuoi quang phu cau
bap benh lang nghe tam huong tram tuoi quang phu cau
Công đoạn tiếp theo là nhuộm phẩm và phơi khô. Mỗi ngày công của một công nhân ở đây chỉ khoảng 200 nghìn đồng nhưng họ vẫn miệt mài làm việc.

Với gần 20 năm trong nghề, anh Nguyễn Tiến Thi – Chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất hương Thủy Xuân Tiên (xã Quảng Phú Cầu) cho biết: “Trước kia các khâu quy trình sản xuất tăm hương hoàn toàn làm bằng phương pháp thủ công nhưng hiện nay để đáp ứng nhu cầu thị trường thì thành phẩm được tạo ra từ máy. Hiện nay gia đình anh đã đầu tư mở rộng xưởng và thuê thêm nhân công làm hương”.

“Trung bình mỗi tháng cơ sở của anh làm ra khoảng 90 - 100 tạ hương thành phẩm. Từ đó, gia đình thu nhập ổn định từ 2 - 3 tỷ đồng/năm. Lao động làm ở xưởng chủ yếu là công nhân trong làng nhận mức lương khoảng 200.000 đồng/ngày khoán theo sản phẩm. Với những người có kinh nghiệm lâu hơn, làm được nhiều hơn sẽ có mức lương khá cao từ 5 - 7 triệu đồng/tháng”, anh Thi nói.

“Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại hương công nghiệp có sử dụng hương liệu hóa chất thế nhưng ở làng nghề truyền thống thì luôn giữ công thức làm từ nguyên liệu sạch, hoàn toàn từ thiên nhiên. Để phân biệt về loại hương khá là khó, nếu cần thiết thì cần phải đo nồng độ trong khói mới có thể biết thế nhưng chủ yếu là do cái tâm người làm và người tiêu dùng nên tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Doanh nghiệp của anh đã được đăng kí với Cục Sở hữu trí tuệ và vinh dự được cấp logo thương hiệu của Bộ Khoa học và Công nghệ nên về pháp lí thì có thể hoàn toàn yên tâm”, anh Thi cho biết thêm:v

Được biết, sản phẩm tăm hương làng Quảng Phú Cầu được phân chia thành hai loại là xuất khẩu và thị trường nội địa. Tuy nhiên, do tình hình thị trường có nhiều biến động làng nghề tăm hương truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức lớn.

Những năm gần đây thị trường xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Trung Quốc hạn chế nhập hương từ Việt Nam làm cho đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Không tìm được đầu ra cho sản phẩm khiến nhiều hộ kinh doanh thiếu hụt vốn phải chuyển qua hình thức kinh doanh khác như tái chế đồ nhựa, rời địa phương đi làm ăn xa dẫn đến tình trạng thiếu nhân công trẻ, tay nghề cao.

bap benh lang nghe tam huong tram tuoi quang phu cau
Theo chủ sản xuất, hương sau khi được pha trộn với công thức riêng có ở nơi đây mang đến mùi hương đặc trưng và thơm.

Được biết, hiện tại làng nghề làm hương Quảng Phú Cầu chỉ còn hai cơ sở sản xuất lớn và một số cơ sở sản xuất tăm hương nhỏ lẻ. Trước việc chuyển đổi hàng loạt từ nghề làm hương sang làm đồ tái chế nhựa, Chị Lý Thị Én (chủ cơ sở sản xuất tăm hương Quảng Phú Cầu) cho biết: “Làng hương hiện giờ đang dần đang bị mai một, nhiều người chuyển qua làm đồ nhựa vốn ít lợi nhuận cao hết rồi. Vì mưu sinh mà, cái gì phát triển nhanh thì người ta chuyển qua thôi thậm chí bây giờ mặt bằng phơi hương còn hạn chế vì tái chế nhựa cần diện tích rất rộng, cố giữ lấy cái nghề vì nét truyền thống vậy”.

Bên cạnh đó quá trình sản xuất tăm hương của làng cũng đang đối diện với nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Mỗi ngày, hàng tấn mùn cưa, đầu mẩu được các doanh nghiệp thải ra chỉ xử lý thủ công bằng phương pháp đốt hoặc gom gọn vào bì gây ô nhiễm không khí, các phẩm màu sau khi nhuộm cũng được đổ ngay xuống sông, kênh quanh làng.
Mai Anh - Đức Mậu
Phiên bản di động