Bác sĩ trẻ với công trình nghiên cứu khoa học "Đừng sợ Covid"
Chàng bác sĩ trẻ bỏ công việc ngàn đô ở nước ngoài để về nước cống hiến Sẻ chia mùa Covid-19: Những hình ảnh ấm áp trong bệnh viện Hành trình 11 ngày tự chữa bệnh viêm phổi Vũ Hán của nữ y tá trẻ |
Khuyến cáo về cách phòng tránh dịch
Nhiều người gọi nôm na công trình của bác sĩ Đỗ Như Bình với cái tên "Đừng sợ Covid". Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp, gánh nặng cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe rất lớn. Nhóm tác giả bao gồm 19 nhà khoa học Việt Nam đứng đầu là TS Đỗ Như Bình - Bệnh viện Quân y 103 cùng hai nhà khoa học Đài Loan (Trung Quốc) và Mỹ đã công bố một công trình quốc tế về vai trò của năng lực sức khoẻ (Health Literacy) và năng lực sức khỏe điện tử (eHealth literacy) trong việc tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm; Các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 và cả việc thay đổi lối sống của nhân viên y tế trong nhiều tháng hoạt động chống chọi với đại dịch này.
Bác sĩ Đỗ Như Bình (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh cùng đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư |
Với quy mô nghiên cứu đa trung tâm, công trình được tiến hành trên 5.209 nhân viên y tế từ 13 bệnh viện, trung tâm y tế trong cả nước.
Kết quả nghiên cứu này vừa được công bố và đăng tải đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Internet Y tế (The Journal of Medical Internet Research - JMIR).
Theo đó, thang đo hiểu biết về sức khỏe điện tử (Heals) với 8 câu hỏi đã được sử dụng để đánh giá khả năng đọc và chọn lọc các thông tin, tài liệu y khoa có sẵn trên Internet của cán bộ y tế. Bảng câu hỏi đã được các nhà nghiên cứu dịch sang tiếng Việt và xác nhận bởi một hội đồng chuyên gia...
Nhóm nghiên cứu nêu rõ, năng lực hiểu biết các thông tin sức khỏe, đặc biệt là các thông tin từ Internet là một điều thiết yếu của thực hành y tế cộng đồng để chọn lọc thông tin chính xác, quan trọng đối với những người tương tác trên thế giới kỹ thuật số. Cán bộ y tế đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân, bệnh nhân chống lại thông tin sai lệch.
Bác sĩ Đỗ Như Bình (thứ 2 phải sang) là một trong 10 gương mặt Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 |
Nghiên cứu cho thấy, những cán bộ y tế có năng lực sức khỏe và năng lực sức khoẻ điện tử tuân thủ các các biện pháp phòng, chống lây nhiễm tốt hơn, khả năng mắc các triệu chứng nghi nhiễm Covid-19 thấp hơn. Đây là căn cứ quan trọng để tham khảo trong việc can thiệp y tế đối với việc nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi thích hợp, ngăn chặn khủng hoảng truyền thông sức khoẻ nếu có, cũng như hướng đến cung cấp những dịch vụ y tế hiệu quả hơn trong kiểm soát dịch bệnh.
Theo bác sĩ Đỗ Như Bình: “Sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở trong nước, tôi thấy lực lượng tuyến đầu là cán bộ y tế, những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, những người về từ vùng dịch có nguy cơ lây nhiễm cao… Tôi tiến hành lấy khảo sát, đánh giá về các mặt: Tâm lý ảnh hưởng bởi mầm bệnh, tâm lý của nhân viên y tế - người trực tiếp làm công tác sàng lọc...; Lấy ý kiến của người dân, người bệnh và người nghi bị nhiễm; Tâm lý hoang mang… Công trình đã được thế giới đánh giá rất cao”.
Sống tích cực để đẩy lùi Covid-19
Thông thường mỗi khi có dịch bệnh lớn, người dân rất hoang mang, vì vậy khuyến cáo của bác sĩ trẻ Đỗ Như Bình là điều rất quan trọng.
Theo bác sĩ Bình: “Tôi nhận thấy bất cập trong quá trình xảy ra đại dịch, ở giai đoạn đầu mình vẫn còn bỡ ngỡ, không biết quy mô đại dịch như thế nào. Công tác phòng chống và tâm lý của người làm y tế vẫn còn chủ quan, nhiều người nghĩ dịch chỉ vài tháng sẽ hết ngay...
Qua nghiên cứu tôi đã khẳng định dịch vẫn còn kéo dài, chỉ mới tạm lắng chứ chưa thể hết được. Vấn đề quan trọng nhất là công tác phòng chống, bảo vệ người trực tiếp tiếp xúc, đồng thời khuyến cáo cán bộ y tế, người dân về lối sống khỏe, lành mạnh, ăn uống đẩy đủ sẽ có sức đề kháng lại dịch bệnh, không nên quá hoang mang. Covid-19 chỉ biến chuyển nặng lên với người có bệnh lý nền, người già, trẻ nhỏ sức đề kháng kém”.
Bác sĩ Đỗ Như Bình chụp ảnh cùng đồng chí Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế |
Công trình nghiên cứu của bác sĩ Đỗ Như Bình và một số nhà nghiên cứu đã giúp cán bộ y tế nâng cao trang bị, tự bảo vệ bản thân, đồng thời có khuyến cáo người bệnh, những người nguy cơ lây nhiễm cao có biện pháp phòng chống tốt nhất.