Với 1,5 tỷ lượt tải về, Tiktok đã qua mặt Facebook và Instagram
Bất chấp nguy cơ bị cấm, TikTok từ chối ra điều trần trước quốc hội Mỹ Mỹ mở cuộc điều tra ứng dụng Trung Quốc TikTok Ứng dụng TikTok chính thức bị cấm tại Ấn Độ sau trò chơi PUBG |
TikTok vừa vượt qua mốc 1,5 tỷ lượt tải xuống trên App Store và Play Store, qua đó vươn lên đứng vị trí thứ ba trong danh mục các ứng dụng không phải trò chơi được tải xuống nhiều nhất năm 2019 – Theo số liệu của SensorTower.
Theo đó, số lượt tải xuống của TikTok đã vượt trước cả Facebook và Instagram và chỉ đứng sau WhatsApp và Messenger.
Phần lớn sự tăng trưởng của TikTok đến từ sự bùng nổ của người dùng Ấn Độ, nơi chiếm 31% số lượt tải xuống. Thị trường lớn thứ hai của nó là Trung Quốc, chiếm 11,5% lượt, sau đó là Mỹ với 8,2%.
Lợi nhuận thu về từ TikTok là 115,3 triệu USD trong năm 2019. Người dùng Trung Quốc chiếm khoảng 84,5 triệu USD, với gần 50% tổng doanh thu. Mỹ với 62,4 triệu USD và Vương quốc Anh với 6,9 triệu USD xếp ở các vị trí sau.
Với 1,5 tỷ lượt tải về trong năm 2019, Tikitok đã qua mặt Facebook và Instagram. |
TikTok là ứng dụng do công ty Trung Quốc ByteDance ở Bắc Kinh sở hữu, ước tính có khoảng 500 triệu người sử dụng khắp thế giới, được coi là một ''hiện tượng mạng xã hội'' khi cho phép người dùng tạo và chia sẻ các video ngắn với các hiệu ứng đặc biệt.
Ứng dụng này thu hút nhiều nhân vật nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn. Ngay tại Mỹ, mạng xã hội này cũng có đến 110 triệu người sử dụng, bao gồm nhiều ứng viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ và các hãng tin lớn của Mỹ.
Sự thành công ByteDance trong việc xây dựng một mạng xã hội chia sẻ các video ngắn đang khiến những mạng xã hội tên tuổi khác phải thay đổi chiến lược kinh doanh.
Theo báo cáo của BuzzFeed, CEO Mark Zuckerberg đã phải dành sáu tháng trong năm 2016 để cố gắng mua lại Music.ly, ứng dụng được dự đoán sẽ trở thành TikTok.
Hay đối với Instagram, ứng dụng này cũng đã bắt đầu thử nghiệm một tính năng mới có tên Reels. Với Reels, người dùng có thể quay một video thời lượng 15 giây, điều chỉnh tốc độ, thêm nhạc nền, được cho là có nhiều điểm tương đồng với Tiktok
Tuy vậy, ứng dụng đến từ Trung Quốc này đang gặp phải không ít rắc rối về pháp lý trên toàn cầu và đang bị cấm tại nhiều quốc gia như Bangladesh, Indonesia… với nhiều lý do khác nhau.
Google và Apple cũng từng phải gỡ TikTok ra khỏi kho ứng dụng của mình tại Ấn Độ vào tháng 4/2019, sau khi toà án tối cao nước này đưa ra lệnh cấm với lý do ứng dụng này khiến nhiều người Ấn Độ tiếp cận với những nội dung không lành mạnh trong khi đó trẻ em lại có thể bị tội phạm tình dục nhòm ngó.
Mới đây nhất, Chính phủ Mỹ cũng đã mở một cuộc đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia đối với chủ sở hữu ứng dụng TikTok, Bắc Kinh ByteDance, trong thương vụ mua lại trị giá 1 tỷ USD ứng dụng truyền thông xã hội Musical.ly.