Vì sao Mỹ áp mức thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam?
Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Trump đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để áp dụng thuế quan đối ứng. Mục đích là nhằm giải quyết thâm hụt thương mại lớn, bảo vệ an ninh kinh tế và quốc gia, đồng thời tái thiết ngành sản xuất trong nước.
Một mức thuế 10% sẽ được áp dụng chung cho tất cả các quốc gia từ ngày 5/4. Các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ sẽ phải chịu mức thuế cao hơn, có hiệu lực từ ngày 9/4, trong đó, Việt Nam chịu mức thuế lên tới 46%.
Theo đánh giá, Việt Nam do thâm hụt thương mại lớn với Mỹ và mức thuế MFN cao hơn, sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu 46% vào Mỹ theo chính sách thuế quan tương hỗ mới của Tổng thống Trump.
Mức thuế này được tính toán dựa trên tỷ lệ thâm hụt thương mại song phương và phản ánh nỗ lực của Mỹ trong việc tái cân bằng thương mại toàn cầu và gây áp lực lên các đối tác thương mại.
Việt Nam được xác định là một trong hơn 60 quốc gia mà Mỹ có thâm hụt thương mại lớn, dẫn đến việc áp dụng mức thuế suất cao hơn theo chính sách thuế quan tương hỗ.
![]() |
Tổng thống Mỹ Trump và chiếc bảng tính thuế đối ứng ngày 2/4. Ảnh: REUTERS. |
Việt Nam có mức thuế suất MFN trung bình là 9,4%, cao hơn đáng kể so với mức 3,3% của Mỹ. Điều này cho thấy Việt Nam có xu hướng áp đặt thuế nhập khẩu cao hơn đối với hàng hóa nước ngoài so với Mỹ.
Cùng đó, Việt Nam được liệt kê cùng với Argentina, Brazil và Ecuador là những quốc gia hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hàng hóa tái chế từ Mỹ. Mỹ ước tính rằng việc dỡ bỏ các rào cản này có thể làm tăng xuất khẩu của họ ít nhất 18 tỷ USD hàng năm.
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump, được công bố vào ngày 2/4, sẽ áp dụng mức thuế cơ bản 10% cho tất cả hàng nhập khẩu từ ngày 5/4. Tuy nhiên, từ ngày 9/4, Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế suất "có đi có lại" cao hơn là 46%.
Công thức tính thuế dựa trên thâm hụt thương mại: Mức thuế 46% áp dụng cho Việt Nam được tính dựa trên công thức của chính quyền Trump: Thuế quan = (Thâm hụt thương mại song phương) / (Tổng giá trị nhập khẩu từ nước đó).
Theo công thức này, thâm hụt thương mại của Mũ với Việt Nam là 123,5 tỷ USD trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 136,6 tỷ USD, tương đương khoảng 90%. Mức thuế 46% mà Mỹ áp dụng bằng một nửa tỷ lệ này (90%/2), được Tổng thống Trump gọi là mức thuế "hữu nghị" ....
Mức độ mất cân bằng thương mại theo cách tính của Mỹ: Công thức tính thuế này phản ánh mức độ mất cân bằng thương mại theo cách đánh giá của Mỹ, không dựa trên thuế suất danh nghĩa mà Việt Nam công bố. Mỹ cho rằng mức thâm hụt 90% cho thấy Việt Nam đang áp một mức thuế tương đương lên hàng hóa Mỹ.
Mục tiêu của chính sách thuế quan: Chính sách thuế quan này không chỉ là một công cụ tài chính mà còn là một vũ khí kinh tế - chính trị, tích hợp an ninh quốc gia và tiền tệ, nhằm vào cấu trúc thương mại toàn cầu.
Việc áp thuế cao hơn lên Việt Nam và các nước nằm trong nỗ lực của Mỹ nhằm giảm thâm hụt thương mại và gây áp lực buộc các quốc gia trong đó có Việt Nam phải điều chỉnh các chính sách thương mại mà Mỹ cho là không công bằng, chẳng hạn như chính sách tỷ giá, thuế suất, hoặc mở cửa thị trường hơn nữa.