Những tín hiệu khởi sắc của du lịch Hải Dương

Sau những năm biến động vì dịch COVID-19, ngành du lịch Hải Dương được mở cửa trở lại trong điều kiện bình thường mới. Các hoạt động kích cầu và phục hồi du lịch, lữ hành trong những tháng đầu năm có nhiều khởi sắc.

Hải Dương: Tìm nhà thầu cho dự án nâng cấp 12 trung tâm y tế tuyến huyện

Sẽ công bố quyết định đưa Lễ hội truyền thống Đền Tranh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Hải Dương: Ăn mừng được ra tù "quá đà", lại dính án tội hủy hoại tài sản

Theo Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, trong 2 tháng đầu năm 2023, địa phương ước đón và phục vụ gần 597.280 lượt khách, tăng 337% (3,3 lần) so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tỉnh đón 8.893 lượt khách quốc tế, phục vụ 588.387 lượt khách nội địa; Doanh thu đạt khoảng 222,5 tỷ; Công suất phòng đạt 47,5%.

Những tín hiệu khởi sắc của du lịch Hải Dương
2023 là năm đầu tiên trong khuôn khổ lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc tổ chức chương trình Tuần văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại

Trong dịp tết Nguyên đán Quý Mão (2023) những khu, điểm có lượng khách đông (tính trong tháng 2/2023) như: Côn Sơn - Kiếp Bạc (TP Chí Linh) đạt khoảng 329.500 lượt; An phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương (thị xã Kinh Môn) trên 100.000 lượt; Văn Miếu Mao Điền - Đền Bia (Cẩm Giàng) trên 30.000 lượt, các khu di tích của TP Chí Linh trên 66.000 lượt, Đảo Cò (Thanh Miện) trên 9.000 lượt.

Các địa điểm di tích quốc gia của tỉnh không chỉ sở hữu những nét văn hóa có giá trị lịch sử mà còn là những thắng cảnh nổi tiếng, điểm đến thường xuyên của du khách gần xa. Như khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là trung tâm văn hóa, tôn giáo - tín ngưỡng lớn ở khu vực đông bắc châu thổ Bắc Bộ.

Hải Dương: Đón gần 600 nghìn lượt khách du lịch trong tháng 2/2023
Du xuân năm mới đến những nơi tâm linh đã trở thành nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người Việt.

Trải qua trên 700 năm lịch sử, tại khu di tích này, các lễ hội truyền thống gắn với khu di tích vẫn được duy trì, có sức thu hút đặt biệt, trở thành nhân tố không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tâm linh của cộng đồng. Trong khu vực di tích còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật của nhiều thời kỳ lịch sử, có giá trị độc đáo. Điểm nhấn của khu di tích này là chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc.

Cùng với kiến trúc cổ kính rêu phong, chùa Côn Sơn còn có cây Đại đã 600 tuổi, và 4 nhà bia, trong đó đặc biệt là bia “Thanh Hư Động” dựng từ thời Long Khánh (1373 - 1377) còn lưu giữ bút tích của Vua Trần Duệ Tông và bia hình lục lăng “Côn Sơn thiện tư bi phúc tự”...

Những tín hiệu khởi sắc của du lịch Hải Dương
Cây đại dáng "long" đã sống gần 7 thế kỷ trong khuôn viên chùa Côn Sơn.

Hay như đền thờ Chu Văn An cũng là địa chỉ thu hút đông đảo lượng khách thăm quan. Bởi đền thờ nơi đây bao gồm một quần thể kiến trúc bề thế, mang đậm phong cách thời Nguyễn, có địa thế linh thiêng và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Ngôi đền thờ Chu Văn An được xây dựng trên một thế đất cao, rộng, có bậc thang 100 bước dẫn lên.

Hải Dương: Đón gần 600 nghìn lượt khách du lịch trong tháng 2/2023
đền thờ Chu Văn An cũng là địa chỉ thu hút đông đảo lượng khách thăm quan.

Đền Chu Văn An được Nhà nước xếp hạng Khu di tích lịch sử quốc gia năm 1998. Đến với đền thờ Chu Văn An, ngoài ngăm phong cảnh, du khách còn được trải nghiệm nét văn hóa đẹp “xin chữ” vô cùng ý nghĩa.

Trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế, thời gian qua du lịch tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển đáng ghi nhận với những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của địa phương, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và góp phần làm thay đổi hình ảnh những khu vực có du lịch phát triển.

Hoàng Duy
Phiên bản di động