Các điểm danh thắng, vui chơi dịp lễ 30/4-1/5 ở Hải Dương

Trong bối cảnh giá vé máy bay cao, người dân có xu hướng lựa chọn những tour du lịch đường bộ, những điểm đến gần để tiết kiệm chi phí. Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, nhiều người dân tìm đến Hải Dương để vui chơi, khám phá nhiều thắng cảnh với nhiều di tích lịch sử ở Việt Nam còn được gìn giữ.
Kỳ họp thứ 21 HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII thông qua 24 nghị quyết Hải Dương: Công ty HUDIC tiếp tục bị cưỡng chế 537 tỷ đồng tiền thuế Hải Dương: Sẽ đấu giá lại quyền khai thác khoáng sản tại đồi Đại Bộ

Hải Dương vốn được biết đến như một trong những trung tâm văn hóa lớn, cùng nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước.

Nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài liên tục 5 ngày, đó là khoảng thời gian tương đối dài, đủ để người dân khám phá và trải nghiệm nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn nhưng vẫn giữ được nét hoang sơ, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên tại Hải Dương.

Du lịch Chí Linh

Chí Linh là một thành phố ở phía Bắc tỉnh Hải Dương. Nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi khi đi du lịch Hải Dương. Những địa điểm tuy rất thanh sơ nhưng lại mang nhiều vẻ đẹp hùng vĩ, yên bình.

Chùa Côn Sơn còn có tên gọi khác là Thiên Tư Phúc Tự có tọa lạc nằm ở ngọn núi Côn Sơn thuộc thành phố Chí Linh. Khu vực lối vào của cổng được lát gạch và xung quanh là các hàng cổ thụ lớn. Cổng tam quan có 2 tầng với 8 mái, các họa tiết hoa lá và mây cách điệu được chạm khắc tinh xảo.

Chùa Côn Sơn cũng là nơi mà Nguyễn Trãi đã lui về ở ẩn vào những ngày cuối đời. Nơi đây đã chứng kiến chặng đường cuối cùng của vị danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc cũng như quá trình phát triển của tỉnh Hải Dương.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Một góc chùa Côn Sơn.

Đã đến Côn Sơn, du khách không thể không leo lên sườn núi Kỳ Lân thơ mộng, với đỉnh núi được gọi là Bàn Cờ Tiên. Còn sườn bên phải núi Kỳ Lân, nơi Nguyễn Trãi dựng nhà dạy học, nay vẫn còn dấu tích nền nhà xưa cùng với phiến đá lớn mà nhân dân địa phương thường gọi là Thạch Bàn, hay còn gọi là hòn đá "năm gian" (rộng bằng 5 gian nhà), nơi Nguyễn Trãi từng ngồi ngâm ngơ, đọc sách.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Đền Kiếp Bạc.

Đền Kiếp Bạc là nơi thờ phụng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ngày nay, trong đền vẫn còn lưu giữ 7 pho tượng bằng đồng là tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, hai con gái, Phạm Ngũ Lão, Nam Tào và Bắc Đẩu.

Đền Kiếp Bạc mang dấu ấn lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Nơi đây còn có những dịp lễ lớn nhưng lễ tưởng niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương ngày 20 tháng 8 âm lịch hằng năm.

Kiếp Bạc nằm trên một khu đất bằng giữa thung lũng núi Rồng. Tam quan đền Kiếp Bạc như bức cuốn thư "Lưỡng long chầu nguyệt" bề thế. Đền Kiếp Bạc nhìn ra con sông Thương (còn gọi là sông Lục Đầu). Thời Trần, nơi đây là bến Bình Than.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
1 góc cảnh tại chùa Thanh Mai.

Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám. Chùa xây dựng trên sườn núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Bảo. Trước chùa là núi Bái Vọng, nơi có phần mộ cụ Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.

Chùa xây dựng từ thế kỷ 13. Đây là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả - vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Trải qua năm tháng mưa nắng, chiến tranh, chùa cổ đã sụp đổ.

Thời gian gần đây, chùa được khôi phục từng phần trên nền móng của một số công trình lớn. Chùa nằm dưới quần thể rừng phong trải rộng trên diện tích hơn 100 ha, trong đó hơn 50 ha nằm trọn trong đất chùa.

Đến với Cẩm Giàng

Tại Cẩm Giàng, người dân sẽ được thăm quan 2 di tích quốc gia đặc biệt trên địa bàn huyện là Văn miếu Mao Điền và cụm Đền Bia - Chùa Giám - Đền Xưa

Việt Nam có Văn miếu lớn, lâu đời nhất là Văn miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội, thứ hai là Văn miếu Mao Điền, huyện Cẩm Giàng. Văn miếu Mao Điền được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Di tích quốc gia đặc biệt, Văn miếu Mao Điền.

Di tích được khởi lập cách đây hơn 500 năm, vào thời Lê sơ. Chữ Mao Điền là tên địa phương, chữ Mao có nghĩa là cỏ; Điền nghĩa là ruộng. Xưa kia nơi đây là khu ruộng rất rộng nhiều cỏ thơm, được chọn làm trường thi Hương của trấn Hải Dương, đến thời Tây Sơn Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về sáp nhập với trương thi Hương. Từ đó, di tích có tên gọi là Văn miếu Mao Điền.

Đền Xưa - chùa Giám - đền Bia là cụm 3 di tích nằm trên địa bàn 3 xã Cẩm Sơn, Cẩm Vũ và Cẩm Văn của huyện Cẩm Giàng. 3 di tích ở rất gần nhau, cùng thờ một vị tổ là Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh, song ở mỗi nơi lại có những công trình kiến trúc độc đáo, tạo dấu ấn và chỗ đứng riêng trong đời sống văn hóa, tâm linh người dân địa phương.

Văn miếu Mao Điền nằm ở phía Đông Bắc của làng Mao (hay còn ngọi là làng Mậu Tài) thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Văn miếu nằm ở phía Bắc đường Quốc lộ 5A chừng 200m, cách Thủ đô Hà Nội 42 km về phía Đông và cách trung tâm thành phố Hải Dương 16km.

Chùa Giám, thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa. Theo đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, ngôi chùa xây dựng từ năm 1336, thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Toà tháp hình lăng trụ lục giác là công trình nổi bật nhất của chùa Giám.

Toà tháp hình lăng trụ lục giác là công trình nổi bật nhất của chùa Giám, làm từ gỗ lim, cao khoảng 8 m, nặng 4 tấn với nhiều chi tiết chạm trổ cầu kỳ. Ở giữa tháp là một trục quay giúp cả công trình có thể xoay tròn bằng sức đẩy của một người.

Mỗi tầng tháp có 18 bức tượng. Mỗi mặt có 3 bức gồm tượng Phật ở giữa và tượng Bồ Tát ở hai bên. Giữa các tầng đều có cột đỡ chạm khắc mô phỏng thân cây trúc.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Đền Bia đã trở thành trung tâm thuốc nam uy tín.

Đền Bia tọa lạc cách Quốc lộ 5A khoảng chừng 6 km, là nơi thờ đại danh y Tuệ Tĩnh, người có công mở đầu và đóng góp lớn cho nền y dược cổ truyền dân tộc.

Nơi đây đã trở thành trung tâm thuốc nam uy tín. Vào dịp lễ hội (1/4 âm lịch) khách trẩy hội rất đông, nhiều du khách tới đây cắt thuốc nam như một cách cầu may về sức khỏe.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Đền xưa.

Đền Xưa là ngôi đền chính thức được xây dựng để thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh trên quê hương ông, nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ. Chưa xác định đền được khởi dựng từ năm nào, nhưng căn cứ di vật kiến trúc hiện còn có thể xác định vào thế kỷ XVII đã có một ngôi đền kiên cố, chạm khắc tinh tế.

Hiện tại di tích còn khoảng 50 cổ vật có giá trị như chuông đồng đúc năm Tự Đức thứ 8 (1855), sắc phong cho Tuệ Tĩnh vào các thời Thiệu Trị, Tự Đức, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại... Đây là những vật chứng cho sự nghiệp y học lẫy lừng đã được ghi nhận của Tuệ Tĩnh trong lịch sử.

Khám phá Kinh Môn

Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Di tích gồm An Phụ: gồm Đền An Phụ và chùa Tường Vân (Chùa Cao) thuộc xã An Sinh; Kính Chủ: Động Kính Chủ thuộc núi Kính Chủ, xã Phạm Mệnh (còn gọi là Bồ Đà, Quán Châu, Thạch Môn), lại có hang thông lên trời gọi là Dương Nham; Nhẫm Dương: chùa Nhẫm Dương (chùa Nhẫm, tên chữ là Thánh Quang) thuộc xã Duy Tân.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Đền An Phụ nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy An Phụ.

Đền An Phụ nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy An Phụ. Tương truyền, đền được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII), thờ An Sinh vương Trần Liễu - Thân phụ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Đền được xây dựng theo kiểu kiến trúc tiền nhất hậu đinh, gồm có tiền tế, trung từ và hậu cung. Hậu cung có thờ tượng Trần Liễu và hai cháu nội Đệ Nhất Vương Cô và Đệ Nhị Vương Cô - con gái của Hưng Đạo Đại Vương.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Động Kính Chủ.

Động Kính Chủ có nhiều ngõ ngách, chính giữa là ban thờ Phật, bên phải là bệ thờ vua Lý Thần Tông và Lý Chiêu Hoàng, phía trong thờ Đức Thánh Hiền, Ban Cô. Bên trái động thờ Thành Hoàng, Đức Ông. Sâu hơn ở phía trong là tượng Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả.

Hiện tại, trong động còn tổng 47 bia ma nhai như một bảo tàng về văn bia với những nét chạm khắc tài hoa, phản ánh rõ nét phong cách trang trí mỹ thuật đương thời từ thời Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn thế kỷ XIX.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Hình ảnh 1 góc hang động trong khu vực chùa Nhẫm Dương.

Chùa Nhẫm Dương, tên chữ là Thánh Quang tự, là một ngôi chùa lớn, được khởi dựng từ thời Trần, được tôn tạo và khá sầm uất vào thời Lê, thời Nguyễn. Chùa còn bảo lưu được 2 tháp đá thời Lê - bảo vật quý giá cho thấy bề dày lịch sử của ngôi chùa. Chùa Nhẫm Dương còn có các di chỉ khảo cổ học như động Thánh Hoá và Hang Tối, với 1.796 hiện vật - chủ yếu là hoá thạch của các loài động vật có niên đại từ 3 - 5 vạn năm.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới một số địa danh như đảo Cò (Thanh Miện), làng gốm Chu Đậu (Nam Sách), cây vải tổ (Thanh Hà)...

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Đảo cò trên địa bàn huyện Thanh Miện.

Đảo cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện. Với diện tích hơn 31.000 ha, nơi đây là khu vực sinh sống của khoảng 12.000 cá thể cò và 5.030 cá thể vạc. Các loại cò chính gồm lửa, ruồi, bợ, đen...., vạc có xám, xanh, đen...

Để tham quan, khách có hai lựa chọn là đạp vịt hoặc đi thuyền quanh các đảo nhỏ. Một tiếng động lớn cũng có thể khiến cả bầy xáo động. Từng đàn từ lùm cây vút lên nền trời xanh. Cùng tiếng kêu vang, tất cả tạo nên một khung cảnh ngoạn mục và hoang dã.

Chỉ mất khoảng một ngày để du khách đi hết đảo. Có những người tìm tới điểm homestay, nghỉ qua đêm để tận hưởng cảnh sắc yên bình cũng như tìm hiểu tỉ mỉ cuộc sống của cò. Nhờ đó, họ có thể quan sát thêm những cảnh tượng như lúc hàng đàn cò, vạc bay đi kiếm ăn vào sáng sớm và trở về lúc chiều tàn.

Thanh Hà vốn có vải thiều ngon nức tiếng, ít ai biết vải trong vùng đều lấy giống từ cây tổ 200 tuổi của cụ Hoàng Văn Cơm. Cây vải tổ ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà tuổi đời hơn 200 năm, giữ kỷ lục "Cây vải thiều lâu năm nhất".

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương

Cụ Hoàng Văn Cơm, người thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà mang hạt về ươm từ năm 1870. Cụ ươm lên 3 cây, nhưng chỉ một cây sống sót và ra quả, nhân giống thành những vườn vải thiều rộng khắp vùng Hải Dương. Đến nay cây vải tổ vẫn tươi tốt.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Du khách ngồi thuyền hái vải, thưởng thức quả chín mọng tại huyện Thanh Hà.

Làng gốm Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chu là thuyền, Đậu là bến, tức thuyền đậu bên bến sông. Chu Đậu vốn là làng quê nhỏ bên dòng sông Thái Bình, danh tiếng lan xa đến khi xuất hiện những dấu vết về nghề gốm đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật và nghệ thuật nổi tiếng bậc nhất trên thế giới hàng thế kỷ trước.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương

Sản phẩm tiêu biểu và đặc sắc nhất của gốm Chu Đậu cổ là chiếc bình Hoa Lam và bình Tỳ Bà còn được gọi là bình cha, bình mẹ. Bình tỳ bà mang dáng hình cây đàn tỳ bà đại diện cho tính âm, đất mẹ hiện thân cho người phụ nữ Việt Nam dịu dàng hiền thục nết na. Bình hoa lam thể hiện cho tính dương là người chồng, là cha, là trụ cột là nền tảng.

Bên cạnh những thắng cảnh, nhắc đến Hải Dương, người dân và du khách thập phương cũng sẽ nghĩ ngay đến những đặc sản nổi tiếng nơi đây như bánh đậu xanh, bún cá rô, rươi, cà ra, bánh gai....

Bánh đậu ra đời vào đầu thế kỷ 20 và dù không có vẻ ngoài bắt mắt nhưng hương vị thơm ngon đặc trưng của bánh đậu xanh vẫn níu giữ sự quan tâm nhiều lữ khách. Nguyên liệu làm món này gồm đậu xanh, đường kính, mỡ lợn và dầu hoa bưởi.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Một số đặc sản mà người dân nhất định phải thưởng thức mỗi khi đến với Hải Dương: Bánh cuốn, bún cá rô, bánh đậu xanh và chả rươi...

Ở Hải Dương, rươi có ở các vùng ruộng trũng Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Tứ Kỳ. Cứ vào "tháng chín đôi mươi tháng mười mồng năm" khi nước triều dâng lên ngập các ruộng, rươi từ dưới lòng đất chui lên từng đàn bơi ra sông. Rươi rửa sạch, để ráo nước rồi đổ rươi vào âu dùng đũa đánh nhuyễn trộn cùng các loại trên. Dùng nồi hấp cho rươi chín rồi cho vào chảo mỡ rán. Rươi nóng hổi cuộn lá rau diếp ăn kèm rau thơm cùng bún rồi chấm nước mắm sẽ cảm thấy vị ngậy ngậy.

Xuất hiện tại Hải Dương từ thế kỷ 12, bánh gai nhanh chóng nổi tiếng khắp xa gần và tồn tại đến ngày nay. Đây là món bánh giản dị, được làm từ những nguyên liệu ruộng vườn nhưng vẫn khiến thực khách nhớ mãi. Nguyên liệu bánh gai chia thành hai phần gồm vỏ và nhân. Trong đó, vỏ chỉ gồm gạo nếp và lá gai còn phần nhân có mỡ lợn, đậu xanh, dừa và hạt sen.

Các điểm danh thắng, khu vui chơi dịp lễ 30/4 và 1/5 ở Hải Dương
Bánh gai, bánh gấc ở Ninh Giang nổi tiếng thơm, ngon.

Cách chế biến cầu kỳ nhất ở phần nhân. Trong đó, mỡ lợn được ướp đường sao cho giòn như mứt bí. Hạt sen, đậu xanh ninh nhừ, tán nhuyễn và trộn cùng mỡ lợn, dừa tươi, đường. Bánh gai được gói lá chuối khô, hấp chín trong vòng 2 giờ. Bên cạnh bánh gai còn có bánh gấc, nổi tiếng ở Ninh Giang...

Hoàng Duy
Phiên bản di động