Hải Dương

Sẽ công bố quyết định đưa Lễ hội truyền thống Đền Tranh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

UBND huyện Ninh Giang (Hải Dương) sẽ tổ chức Lễ hội truyền thống Đền Tranh xuân Quý Mão năm 2023 và công bố Quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội truyền thống Đền Tranh, xã Đồng Tâm vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào đầu tháng 3 tới.
Chủ động ngăn ngừa cháy, nổ tại các di tích văn hóa, lễ hội xuân Hải Dương: Khai hội truyền thống mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 Thêm 2 lễ hội ở Hải Dương được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cụ thể, thời gian tổ chức lễ hội trong 3 ngày, ngày 1 và ngày 4, 5 tháng 3 năm 2023 (tức ngày mùng 10 tháng 2 và ngày 13, 14 tháng 2 năm Quý Mão).

Sẽ công bố quyết định đưa Lễ hội truyền thống Đền Tranh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Hải Dương: Sẽ công bố quyết định đưa Lễ hội truyền thống Đền Tranh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội được diễn ra với các nội dung như: Công bố và trao Quyết định đưa Lễ hội truyền thống Đền Tranh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Lễ khai quang tịnh đền; Lễ rước nước; Chương trình văn nghệ và múa lân - sư rồng; Đánh trống khai hội; Lễ dâng hương; Tế Quan và tế Mẫu; Lễ Mộc dục.

Bên cạnh đó, lễ hội cũng tổ chức các trò chơi dân gian như: Đập niêu đất, bắt chạch trong chum, bịt mắt bắt dê, vật dân tộc, đi cầu kiều trên cạn, chọi gà, bóng bàn, bóng chuyền hơi nam - nữ, pháo đất, cầu lông.

Trước đó, ngày 4/4/2022, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 2 lễ hội của Hải Dương. Đó là Lễ hội truyền thống Đền Tranh (xã Đồng Tâm, Ninh Giang) và Lễ hội truyền thống Đền Cao An Phụ (phường An Sinh, Kinh Môn).

Đền Tranh hay còn gọi là đền Quan lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ nằm ở gần bến đò Tranh, chưa rõ năm và người khởi dựng.

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, tại đây có 2 kỳ lễ hội mùa Xuân và mùa Thu với các nghi thức: khai quang tịnh đền, cáo yết, rước văn tế, rước nước, mộc dục, rước tượng Quan lớn Tuần Tranh, tế lễ; đánh pháo đất, hát văn và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, ngày Tiệc quan. Lễ hội Đền Tranh sau Cách mạng Tháng Tám giữ một số nghi thức như trước kia song đã loại bỏ nhiều thủ tục rườm rà, cầu kỳ cả về hình thức, nội dung và các hủ tục.

Hoàng Duy
Phiên bản di động