Nếu chỉ định thầu thì tất cả dự án sẽ vào tay những công ty lớn

Nếu chỉ định thầu thì tất cả những dự án sẽ vào tay những công ty lớn, sau đó sẽ chia cho những doanh nghiệp nhỏ. Khi đó những công ty khởi nghiệp sáng tạo sẽ không bao giờ tham gia được vào...
Chủ tịch Quốc hội: Luật Đấu thầu sửa đổi phải ngăn ngừa hành vi tiêu cực, tham nhũng

Chiều 5/4, Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét, cho ý kiến về Báo cáo một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau đối với dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Tham gia phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Vân Chi (đoàn Nghệ An) cho biết, về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, Điều 62 của dự thảo Luật có quy định 2 phương pháp.

Theo đó, phương pháp thứ nhất là đánh giá lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước được áp dụng để đánh giá nhà đầu tư chào phương án thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có hiệu quả sử dụng đất hoặc hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực cao nhất.

Phương pháp thứ hai là đánh giá theo tiêu chí cố định được áp dụng đối với dự án có yêu cầu đặc thù theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực mà cần xác định tiêu chí cố định khi đánh giá hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực.

Nếu chỉ định thầu thì tất cả dự án sẽ vào tay những công ty lớn
Theo đại biểu Nguyễn Vân Chi (đoàn Nghệ An) thì cần phải cân nhắc với các dự án đấu thầu có liên quan đến bất động sản. Ảnh: Media Quốc hội.

Đối với các phương pháp khác được quy định chung tại dự thảo luật, đại biểu Chi đề nghị làm rõ thêm thời điểm bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét các phương pháp khác trong chu trình đấu thầu, chu trình đánh giá hồ sơ dự thầu, xét duyệt trúng thầu. Phương pháp khác này được cơ quan mời thầu xây dựng trên cơ sở nào, đề cập trong hồ sơ mời thầu hay không?

Đại biểu Chi cũng đề nghị làm rõ, trong trường hợp phương pháp khác này được xác định trước, được đưa vào trong hồ sơ mời thầu, thì liệu có cách nào tránh được việc các cơ quan mời thầu xây dựng cơ chế mời thầu, xét duyệt thầu khác nhau theo từng dự án. Cơ chế này có mở rộng hơn so với quy định của Luật Đấu thầu hay không?

Do đó, đại biểu đề nghị cần cân nhắc kỹ với các dự án đấu thầu có liên quan đến sử dụng đất, bất động sản.

Cũng quan tâm phát biểu ý kiến tại hội nghị, đại biểu Quốc hội Đinh Ngọc Minh (đoàn Cà Mau) cho rằng, dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) có rất nhiều điểm mới, minh bạch, sẽ giúp quá trình mua sắm công của nước ta tốt hơn.

Tuy nhiên, đại biểu Đinh Ngọc Minh đề nghị bổ sung thêm nội dung về đấu thầu rộng rãi, theo đó cần có quy định đấu thầu chỉ về giá cho các gói thầu thông thường. Bởi ở nước ta hàng năm thực hiện hàng ngàn gói thầu, trong đó có rất nhiều gói thầu thông thường với quy mô dưới 50 tỷ đồng, cùng một loại công trình xây dựng…

Nếu chỉ định thầu thì tất cả dự án sẽ vào tay những công ty lớn
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn. Ảnh: Media Quốc hội.

Do vậy, đại biểu cho rằng, cần có giải pháp để cho các nhà thầu chỉ đấu thầu về giá, giúp giảm chi phí cho nhà thầu và đặc biệt hạn chế được nhà thầu phải gặp chủ đầu tư trước khi đấu thầu, bởi làm như vậy thì nó sẽ không khách quan.

Báo cáo làm rõ một số nội dung đại biểu Quốc hội quan tâm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cho biết, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách sẽ tổng hợp đầy đủ rà soát kỹ lưỡng để tiếp thu các ý kiến và sẽ có báo cáo đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn nêu rõ, về phạm vi điều chỉnh là nhóm đối tượng doanh nghiệp Nhà nước cần cân nhắc kỹ lưỡng các phương án và lưu ý rằng thực tế tại các tập đoàn, tổng công ty thì hoạt động sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư chủ yếu diễn ra ở công ty công con.

Về chỉ định thầu, qua thảo luận các đại biểu cơ bản thống nhất hạn chế chỉ định thầu. Tuy nhiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn cũng lưu ý rằng đấu thầu nhằm lựa chọn được nhà thầu chất lượng với giá cả hợp lý. Nhưng hơn hết đấu thầu là nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh, bình đẳng cho các nhà sản xuất.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn nhấn mạnh, một trong những mục tiêu của Luật Đấu thầu tạo một môi trường cạnh tranh bình đẳng cho nhắc các nhà sản xuất, các nhà cung cấp để có thể được tham gia vào các gói thầu của khu vực công, các khu vực ở trong xã hội. Các nước trên thế giới dù có những điều kiện khác nhau nhưng vẫn đều tiến hành đấu thầu bình thường.

"Nếu chỉ thông qua con đường chỉ định thầu thì tất cả những dự án sẽ vào những công ty lớn. Sau đó, công ty lớn chia cho công ty nhỏ. Khi đó những công ty khởi nghiệp sáng tạo sẽ không bao giờ tham gia được vào", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn nói và đề nghị đại biểu cân nhắc liên quan đến chỉ định thầu.

Hậu Lộc
Phiên bản di động