Lùi lịch điều hành giá xăng dầu ra sau Tết Nguyên đán

Cơ quan điều hành sẽ lùi thời điểm điều hành giá xăng dầu ra sau Tết Nguyên đán, tức ngày 1/2.
Giữ nguyên giá xăng, giảm mạnh giá dầu từ 15h chiều 11/1 Cơ quan nào sẽ toàn quyền điều hành giá xăng dầu? Bộ Công thương muốn giao Bộ Tài chính quản lý toàn bộ việc điều hành giá xăng dầu

Theo quy định tại Nghị định 95/2021 về kinh doanh xăng dầu, kỳ điều hành giá xăng dầu sẽ được diễn ra vào các ngày 1, 11 và 21 hàng tháng.

Tuy nhiên, với các kỳ điều hành trùng vào ngày nghỉ, ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước, thời gian điều hành được lùi sang ngày làm việc tiếp theo.

Tại kỳ điều chỉnh xăng dầu sắp tới, do ngày 21/1 rơi vào đúng 30 tháng Chạp, cơ quan điều hành giá sẽ điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào chu kỳ tiếp theo, tức gày 1/2 thay vì ngày 21/1 như thường lệ.

Nếu có biến động bất thường, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội, theo Nghị định 95/2021, Bộ Công thương sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền để điều hành giá xăng dầu sớm hơn.

Lùi lịch điều hành giá xăng dầu ra sau Tết Nguyên đán

Trước đó, tại kỳ điều chỉnh ngày 11/1, giá xăng E5RON92 vẫn giữ nguyên, tương đương không cao hơn 21.352 đồng/lít; xăng RON95-III cũng được giữ nguyên và không cao hơn 22.154 đồng/lít.

Trong khi đó, các mặt hàng dầu giảm giá mạnh. Cụ thể, dầu diesel giảm 517 đồng/lít về mức không cao hơn 21.634 đồng/lít; dầu hỏa giảm 958 đồng/lít về không cao hơn 21.809 đồng/lít; dầu mazut 180CST 3.5S giảm 374 đồng/kg xuống mức không cao hơn 13.366 đồng/kg.

Bộ Công thương vừa đưa dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 95/2021 và Nghị định 83/2013 về kinh doanh xăng dầu để lấy ý kiến.

Trong dự thảo, Bộ Công thương cũng đề xuất rút ngắn thời gian điều hành giá xăng dầu xuống còn 7 ngày, vào ngày thứ Năm hàng tuần, không kể ngày nghỉ lễ, trừ trường hợp trùng vào ngày mùng 1, 2 và 3 tháng 1 Âm lịch của Tết Nguyên đán (sẽ được chuyển sang ngày mùng 4).

Theo Bộ Công thương, lý do là để đảm bảo giá xăng dầu bám sát hơn với diễn biến trên thị trường thế giới. Việc điều hành kể cả vào ngày nghỉ lễ nhằm tránh giá có biến động lớn, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.

Mặc dù vậy, Bộ Công thương cho rằng, việc rút ngắn xuống 7 ngày này cũng có nhược điểm là thời gian nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam (từ lúc đặt hàng tới khi về đến cảng) khoảng 10 - 15 ngày, nên khi thị trường bất ổn theo xu hướng bất lợi, doanh nghiệp sẽ lại có ý kiến. Bởi việc này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp khó đoán định được giá trong nước khi nhập khẩu xăng dầu, nhất là lúc chu kỳ giá đi xuống.

Hậu Lộc
Phiên bản di động