"Độ ta không độ nàng" và xu hướng “Sống theo trào lưu” của giới trẻ Việt

“Tốc độ thay đổi quan điểm, ý kiến và nhất là lối sống của giới trẻ đang ở mức cao. Nếu như ngày hôm trước bài hát mà bạn trẻ chọn là bài này, thì ngay hôm sau có thể lại là một “mô típ” nhạc khác; cô gái mà bạn chọn nói thích nước cam, hôm sau sở thích này sẽ thay đổi sang một loại đồ uống khác nếu theo trào lưu, ví dụ như trà sữa chẳng hạn”…
Một thế hệ người trẻ Việt hoang mang khi bước ra thế giới
do ta khong do nang va xu huong song theo trao luu cua gioi tre viet
Những cô cậu học trò hồn nhiên trong sáng

Nghiên cứu mới nhất của một cơ quan nghiên cứu độc lập tại Đài Loan vào tháng 4/2019 với đối tượng là giới trẻ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đã nói rất rõ về điều này.

Sống ảo mỗi ngày

Giữa năm 2018, mạng xã hội nổi lên trào lưu “ngã xe khoe đồ”. Đây là “mốt” được rất nhiều hot girl tham gia vì chỉ một tấm ảnh thôi cũng giúp họ “khoe” được rất nhiều món đồ giá trị. Giới trẻ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng…là những người nhanh nhất đến với trào lưu này.

Để góp mặt với trào lưu, chủ nhân của những bức ảnh sẽ phải đóng giả như vừa bị ngã khỏi cửa xe, "nằm lăn" xuống đất, và đồ đạc, tư trang cá nhân... rớt tứ tung. Nhưng để làm gì?

“Thì nó cũng chỉ là một cách để mình và những người như mình chứng minh độ giàu có của bản thân thôi. Có gì là ghê gớm đâu mà. Có khi là khoe được các món đồ hàng hiệu mới sớm, có khi là những món đồ kỷ niệm quý giá. Kể cả một chiếc vòng đeo tay được “gấu” tặng ngày 8/3”- Khánh Hòa – một nữ sinh nổi tiếng ở TP Hoa phượng đỏ về trào lưu này nói.

Những tưởng trào lưu sẽ chỉ “ngấm vào máu” của những thiếu gia hay tiểu thư con một số gia đình giàu có. “Ngã xe khoe đồ” cũng len lỏi về tận các vùng quê và trở thành cơn sốt của những học sinh vốn được coi là chân chất, hiền lành và làm dậy sóng giới trẻ Việt .

Thực tế, “trào lưu ngã xe khoe đồ” cũng chỉ là những biến tấu mới của trào lưu khoe của như “tủ đồ bạc tỉ”, “bóc giá đồ hiệu” từng “làm mưa làm gió” trên mạng xã hội trong mấy năm trước mà thôi.

Thế nhưng, cũng chỉ mấy hôm sau, trào lưu này bất ngờ bị xóa sổ bởi một trào lưu khác: Bóc giá đồ trên toàn thân. Nó được này bắt đầu xuất hiện khi clip “Bạn trẻ Sài Gòn diện đồ hiệu hàng trăm triệu đồng” tại sự kiện Sneakers Festival 2018.

Không ít dân mạng bắt chước các bạn trẻ trong clip liệt kê giá tiền từng món đồ trên người. Ngoài những trang phục quen thuộc như áo, quần, giày thì nhiều dân mạng còn “chém” dép lào, khẩu trang, vớ với mức giá trên trời để tăng thêm độ hài hước.

do ta khong do nang va xu huong song theo trao luu cua gioi tre viet
Học trò hồn nhiên với bộ ảnh kỷ yếu mùa chia tay

Cứ thế, trào lưu này cũng chỉ sống được ít ngày. Nửa đầu năm 2019 và nửa cuối năm 2018, ghi nhận có tới gần 10 trào lưu tương tự thế khiến giới trẻ “như điên như dại” sống ảo với trào lưu liên tiếp xuất hiện.

Giải pháp “chống hoang mang”

“Không chỉ thích xăm mình, ăn mặc hở hang, đua đòi sống sành điệu, giới trẻ còn bị cuốn vào các trào lưu phản cảm trên mạng xã hội như sống ảo, câu like, thậm chí nhiều bạn lại khoe thân, hay “nói là làm”…

“Trào lưu này nối tiếp trào lưu khác cứ thi nhau “nở rộ” trong đời sống của một bộ phận người trẻ. Điều này bắt buộc chúng ta phải thừa nhận và nhìn thẳng vào sự thật” – Một chuyên gia nghiên cứu về truyền thông giới trẻ đã phải thốt lên trong một cuộc tọa đàm mang tên “Sống ảo và trào lưu trong giới trẻ Việt” diễn ra vào cuối năm 2018.

Lý giải nguyên nhân của vấn đề giới trẻ chạy theo trào lưu, tiến sĩ Lê Quý Đức, nguyên phó viện trưởng viện Văn hoá và Phát triển Việt Nam cho rằng, căn nguyên của việc giới trẻ chạy theo các trào lưu du nhập từ nước ngoài xuất phát từ cả hai mặt nội sinh và ngoại sinh.

"Về mặt tâm lý, họ thích khám phá tìm tòi những điều mới lạ nhưng ẩn sâu bên trong là khát vọng tự khẳng định mình của giới trẻ Việt. Khi khát vọng ấy chưa được thỏa mãn và thiếu sự định hướng thì các bạn trẻ sẽ tìm đến những cái gì dễ nhất và mình thích nhất, thậm chí là có phần phá phách và thách thức.

Theo TS Đức, là chúng ta đang có thể thừa dinh dưỡng, vật chất cho người trẻ nhưng lại thiếu đi sự định hướng, dạy bảo ân cần để giới trẻ biết đâu là giá trị thực tế và phù hợp.

“Chúng ta cũng chưa xây dựng một cách chu đáo trong việc chuyển đổi những giá trị cha ông tạo ra thành những giá trị của đời sống hiện đại để hấp dẫn giới trẻ. Khi vấn đề giáo dục và bồi dưỡng những giá trị truyền thống của dân tộc chưa thấm sâu vào trong tâm thức của mỗi thanh niên thì họ chưa thể vững vàng đứng trên những giá trị, nhận thức đạo đức để trưởng thành” – Vị tiến sĩ nói.

Anh Vũ
Phiên bản di động