Đà Nẵng: Bất nhất trong điều hành khiến không ít doanh nghiệp gặp khó

Sự bất nhất trong điều hành của chính quyền TP Đà Nẵng đã khiến không ít doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, đầu tư vào Đà Nẵng rất “hên xui”.      
Đà Nẵng: Họp báo về những vấn đề "nóng" tại các dự án bất động sản Tháng 6, Đà Nẵng dự tính tháo các dỡ hạng mục sai phạm của Mường Thanh Phê chuẩn QĐ khởi tố nguyên Viện phó Viện KSND TP Đà Nẵng về tội dâm ô Đà Nẵng: Chặt hạ 3 hecta rừng phòng hộ để thi công bờ kè

Điển hình cho sự bất nhất trong điều hành của chính quyền thành phố là vụ việc 2 nhà máy thép Dana Úc và Dana Ý năm 2018 bị chính quyền Đà Nẵng yêu cầu tạm ngừng hoạt động vì ô nhiễm môi trường. Trong khi trước đó 10 năm, 2 doanh nghiệp này được lãnh đạo thành phố trải thảm mời gọi đầu tư. UBND thành phố Đà Nẵng cũng đã duyệt cho 2 nhà máy xây dựng ngay sát khu dân cư, nhưng khi người dân phản đối vì ô nhiễm, chính quyền “tuýt còi” doanh nghiệp.

Ngày 2/5 tới đây, 2 nhà máy Dana Úc và Dana Ý hết thời hạn 6 tháng bị tạm ngừng hoạt động theo thông báo. Tuy nhiên vẫn chưa thể biết được tương lai của 2 nhà máy thép này sẽ ra sao, tiếp tục được hoạt động hay bắt buộc phải di dời, khiến 2 doanh nghiệp này đang rơi vào tình cảnh “khóc dở, mếu dở”.

Hiện, có thông tin doanh nghiệp có thể sẽ khởi kiện UBND TP. Đà Nẵng ra tòa án quốc tế vì doanh nghiệp có cổ đông là người nước ngoài.

Trước thông tin này, ông Tô Văn Hùng - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng cho biết: “Sau quyết định tạm dừng hoạt động đối với 2 nhà máy, thành phố đã có kịch bản ứng phó với các tình huống xảy ra, trong đó có tính toán đến vấn đề doanh nghiệp khởi kiện. Tuy nhiên, hiện đang trong giai đoạn trao đổi giữa nhà nước và doanh nghiệp để xử lý”.

da nang bat nhat trong dieu hanh khien khong it doanh nghiep gap kho
Hiện vẫn chưa biết được tương lai của nhà máy thép này sẽ ra sao

Sự bất nhất trong điều hành của chính quyền Đà Nẵng còn thể hiện ở dự án Marina Complex. Sau khi thông tin báo chí phản ánh về dự án, mặc dù ngày 17/4, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã phát thông cáo báo chí khẳng định, dự án Bất động sản và Bến du thuyền Marina Complex (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) hoàn toàn đúng các thủ tục, báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, không gây ảnh hưởng đến dòng chảy.

Tuy nhiên sau đó 2 ngày, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Đà Nẵng ông Đặng Việt Dũng có văn bản số: 2524/UBND-QLĐTh, chỉ đạo tạm dừng triển khai dự án để kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý của dự án với lý do: “Theo thông tin dư luận và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại Công văn số 3170-CV/TU ngày 19/4”.

Như vậy câu hỏi đặt ra, dựa vào cơ sở pháp lý nào để lãnh đạo TP Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư phải tạm dừng dự án Marina Complex? Trong khi dự án có đầy đủ hồ sơ pháp lý theo quy định trước khi triển khai xây dựng và chủ đầu tư vẫn đang tuân thủ theo đúng pháp luật.

Ngoài ra, việc dự án lấn sông Hàn làm khu đô thị là công trình có ảnh hưởng lớn tới môi trường, theo quy định phải được thông qua nhiều cấp phê duyệt chủ đầu tư mới được phép triển khai thực hiện, chứ đâu phải tự doanh nghiệp muốn lấn sông là lấn được.

da nang bat nhat trong dieu hanh khien khong it doanh nghiep gap kho
Hìn ảnh các dự án lấn sông Hàn. (Ảnh internet)

Dư luận cũng cho rằng, hiện không chỉ có dự án Marina Complex, mà trên sông Hàn dù chỉ một đoạn sông ngắn nhưng có tới 4 – 5 dự án lấp sông, lấn sông với diện tích lớn hơn dự án Marina Complex và đang hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật.

Nếu phát hiện sai phạm ở các dự án lấn sông Hàn này, Đà Nẵng sẽ xử lý như thế nào? khi mà chủ đầu tư đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để triển khai xây dựng. Liệu tiếp tục cho các dự án hoạt động, hay thu hồi và yêu cầu phục hồi nguyên trạng?

da nang bat nhat trong dieu hanh khien khong it doanh nghiep gap kho
Đoạn cuối đường Hồ Xuân Hương. xuống biển mà chính quyền cấp cho doanh nghiệp sở hữu riêng.

Tại Đà Nẵng vẫn còn nhiều các công trình, dự án khác tương tự mà điển hình là các khu Resort dọc đường Võ Nguyên Giáp, doanh nghiệp tự ý bịt lối đi xuống biển của người dân, thậm chí chiếm luôn cả đoạn cuối của đường Hồ Xuân Hương (đoạn xuống biển) để sử dụng riêng, họ khẳng định đã được thành phố giao, khiến người dư luận bức xúc trong thời gian dài.

Dù biết là bất cập, không hợp lý, dư luận phản ứng nhưng rất khó có thể dùng mệnh lệnh hành chính để thu hồi đất đối với những trường hợp như thế này, khi mà chính quyền địa phương trước đây đã có quyết định giao đất cho chủ đầu tư bằng văn bản. Còn nếu chính quyền kiên quyết thu hồi, rất có thể doanh nghiệp sẽ khởi kiện ra tòa án, thậm chí là tòa án quốc tế để bảo vệ quyền lợi của mình.

N.Dương
Phiên bản di động