Chính sách tài khóa còn dư địa để hỗ trợ nền kinh tế

Chính sách tài khóa của nước ta còn dư địa nên có thể sử dụng các nguồn lực tài khóa, gói hỗ trợ thông qua các khoản thuế, phí như giảm thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ nền kinh tế.
Quốc hội đánh giá bổ sung về tình hình kinh tế - xã hội Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - điểm sáng nền kinh tế Việt Nam

Theo đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (đoàn TP HCM), tình hình kinh tế trong nước năm 2023 cho thấy, tỷ giá có biến động lớn do áp lực của đồng tiền các nước, nhưng nước ta vẫn giữ vững ổn định các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong khi cơ cấu đầu tư tư nhân đóng vai trò quyết định trong tổng cầu tăng trưởng kinh tế thì việc đầu tư còn yếu; đầu tư công vẫn chưa thu hút đầu tư tư nhân.

Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay thành lập mới tăng nhưng giải thể, phá sản, ngưng hoạt động cũng tăng cao. Thành lập mới và tái hoạt động so với số giải thể, chờ phá sản còn thấp hơn. Cùng với đó, số vốn thành lập trên một doanh nghiệp thấp đi.

Chính sách tài khóa còn dư địa để hỗ trợ nền kinh tế
Đại biểu Quốc hội Trần Anh Tuấn (đoàn TP HCM).

Để nền kinh tế trong nước tiếp tục tăng trưởng bền vững và phát triển hơn nữa trong thời gian tới, đại biểu Trần Anh Tuấn nêu quan điểm chính sách tài khóa của nước ta còn dư địa nên có thể sử dụng các nguồn lực tài khóa, gói hỗ trợ thông qua các khoản thuế, phí như giảm thuế giá trị gia tăng để hỗ trợ nền kinh tế.

Theo ông Tuấn, hiện các chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đang phát huy hiệu quả, kích thích sản xuất, hỗ trợ nền kinh tế.

Thời gian tới, ông Tuấn cho rằng cần phải tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, khuyến khích doanh nghiệp thành lập, lôi kéo nguồn lực xã hội cho đầu tư.

Đại biểu Trần Anh Tuấn cho rằng “cần rất nhiều điều phải nghiên cứu” khi nhắc đến thủ tục đầu tư, cơ chế chưa đồng bộ khi sử dụng nguồn lực chi thường xuyên, chi đầu tư, chi từng nguồn vốn sự nghiệp.

Những bất cập đã làm “thủ tục đầu tư” rất chậm. Các dự án y tế, giáo dục, giao thông còn chậm, phải đẩy nhanh các dự án trọng điểm.

Nhận định về sự phát triển kinh tế - xã hội trong năm qua, đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TP HCM) đánh giá, kinh tế trên thế giới và ở khu vực còn khó khăn, tính ổn định còn kém dẫn đến nhu cầu đầu tư giảm. Trong bối cảnh đó, chúng ta giữ được tăng trưởng hơn 5% là đáng trân trọng. Lần đầu tiên chúng ta có quy mô kinh tế lớn.

Theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, điều đáng mừng là xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng. Đặc biệt là xuất khẩu gạo tăng cao nhất từ trước đến nay, nhưng cũng chỉ ra rằng, nhiều loại nông sản còn tiềm năng lớn.

Hậu Lộc
Phiên bản di động