|
Ảnh đảo cát "khủng long" chụp lúc vừa phát hiện (ảnh M.Hải) |
Từ khi phát hiện, đảo "khủng long" có chiều dài hơn 1,5km, chiều ngang khoảng 250m, cao gần 2m. Nhưng chỉ sau gần 2 tháng, đảo có dấu hiệu tiếp tục bồi lấp với tốc độ khá nhanh. Hiện tượng bồi có xu hướng chếch về hướng Nam, Bắc, Đông và Nam. Từ biển nhìn vào, đảo nằm giữa ranh giới thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên (Quảng Nam).
|
Ảnh đảo "khủng long" mới chụp ngày 24/4 cho thấy đảo đang bồi rất nhanh. (Ảnh M. Hải) |
Những ngư dân thường xuyên đánh bắt quanh khu vực đảo cát cho biết, lúc thủy triều dâng cao, cồn cát này chỉ cao hơn mực nước biển khoảng 1,2m. Nhưng trong điều kiện thời tiết xấu, sóng biển sẽ tràn qua bao phủ đảo cát.
|
Khu vực bồi nhanh cát nằm dưới nước chuẩn bị nổi lên thành đảo (Ảnh: M. Hải) |
Theo số liệu từ Chi cục Phòng chống thiên tai miền Trung và Tây Nguyên (thuộc Tổng cục Phòng chống thiên tai - Bộ NN&PTNT), đảo cát đang bồi thêm mỗi chiều khoảng 15m và xuất hiện hiện tượng cát tích tụ kéo dài nới ra rất rộng. Theo tính toán, cả diện tích và chiều cao của đảo đang có những biến động rất nhanh và rõ nét.
|
Chỉ sau 7 ngày, khu vực bồi được nới rộng thêm: (Ảnh: M. Hải) |
Hôm qua (26/4), một nhóm Giáo sư gồm: GS Nguyễn Trung Việt, ĐH Thủy Lợi, GS Hitoshi Tanaka, Nhật Bản, GS Nguyễn Văn Thịnh, Đại học Quốc gia Seoui Hàn Quốc, GS Nicolas Dodd, Đại học Nottingham Vương quốc Anh, GS Nguyễn Văn Thanh Vân, Đại học McGill Canada, TS Damien Kunz, Cty tư vấn Xây dựng Hoa Kỳ…. đã tiến hành thị sát thực địa tìm hiểu về hiện tượng đảo cát đang có dấu hiệu bồi rất nhanh.
|
Qua tính toán, chỉ sau 24h cát bồi thêm gần 1m và cao khoảng 1,2m (Ảnh: M. Hải) |
Trong chuyến khảo sát thực địa, ông Lê Trí Tập Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (ông Tập là một chuyên gia về thủy văn) tỏ ra khá bất ngờ về hiện tượng kỳ lạ này: “Trước kia năm 1988, cồn cát này cũng đã đã xuất hiện, nhưng lúc đó nó gần bờ hơn. Tuy nhiên, sau 2 năm nó thì tự biến mất. Thời điểm đó chưa có thủy điện trên thượng nguồn nhiều, cũng chưa có những nghiên cứu, nhận định, đánh giá ghi chép các số liệu khoa học cụ thể về hiện tượng, mà chỉ phỏng đoán do cát từ sông mang ra bồi lấp…”- Ông Lê Trí Tập nói.
|
Nhóm GS – TS trong và ngoài nước đến tìm hiểu thức tế tại đảo. (Ảnh: M. Hải) |
Sau khi quan sát và thị sát, GS Hitoshi Tanaka đến từ Nhật Bản đã đưa ra nhận định ban đầu: “Cát tích tụ thành đảo này không phải ở sông Thu Bồn mang ra, đây là cát biển bởi hạt cát rất mịn. Chúng tích tụ từ hướng Bắc, Đông và hướng Nam chứ không tích tụ từ hướng Tây (hướng chính của sông Thu Bồn) đổ ra”.
|
Các chuyên gia tiến hành đóng cọc xác định tốc độ bồi lấp của đảo. (Ảnh: M. Hải) |
Đồng quan điểm với GS Tanaka, ông Lê Trí Tập cho rằng cần phải có nghiên cứu đo đạc, tìm hiểu dòng hải lưu một cách cụ thể: “Nếu đây không phải là cát của biển Cửa Đại, trong khi đại dương theo quy luật không bao giờ mang cát vào bờ. Vậy thì lượng cát lớn bồi lấp đảo từ đâu mang tới” ?
|
Ông Lê Trí Tập và ông Nguyễn Sự nguyên Bí thư Thành ủy Hội An trao đổi với nhóm GS nghiên cứu.(Ảnh: M. Hải) |
Hiện, Chi cục Phòng chống thiên tai miền Trung và Tây Nguyên đang tiếp tục tổ chức đóng mốc giới để xác định sự bồi lấp ngày càng rộng thêm của đảo cát, phục vụ cho công tác nghiên cứu của các nhà khoa học và chuyên gia.
Một số hình ảnh đoàn nghiên cứu khoa học khảo sát thực tế trên đảo cát ngày 26/4
|
Các chuyên gia tiến hành đo bằng RPS. (Ảnh: M. Hải) |
|
TS Damien Kunz Cty tư vấn Xây dựng Hoa Kỳ định vị số vệ tinh đảo cát. (Ảnh: M. Hải) |
|
Phóng viên Minh Hải là người đầu tiên phát hiện ra đảo cát nổi trên mặt biển. (Ảnh: M. Hải) |
|
Đóng cọc làm dấu phục vụ công trình nghiên cứu về sự biến đổi nhanh chóng của đảo. (Ảnh: M. Hải) |
|
Các nhà khoa học vẫn đang tìm câu trả lời về việc cát ở đâu về đây bồi lấp thành đảo này? (Ảnh: M. Hải) |
|
Giáo Sư Tanaka chỉ cho thấy dấu hiệu biến động của đảo. (Ảnh: M. Hải) | Hơn 1 tháng, đảo bồi hơn 15m, tốc độ bồi lấp rất nhanh. (Ảnh: M. Hải) | |
|
Sự xuất hiện của đảo cát đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu khoa học. (Ảnh: M. Hải) |