Bạn đọc kêu gọi cùng hành động cứu lấy sông Tô Lịch

Bạn đọc Quách Thành Lực cho rằng, thế hệ chúng ta hãy cùng hành động ngay lúc này, không trông chờ vào ai khác để cứu lấy dòng sông Tô Lịch nói riêng và các dòng sông chết nói chung.
Công nhân môi trường phơi mình dưới nắng nạo vét bùn sông Tô Lịch Bùn sông Tô Lịch bắt đầu được xử lý thành khí CO2 theo công nghệ Nhật Bản Tiếp tục thử công nghệ Nhật Bản phân huỷ bùn sông Tô Lịch

Ở Phương Đông có bốn trung tâm Văn minh lớn, phát triển rực rỡ với cùng một điểm chung đều gắn với những con sông. Ai Cập với sông Nile, Lưỡng Hà ở lưu vực sông Euphrates và sông Tigris, Ấn độ với sông Ấn, sông Hằng, Trung Quốc hình thành phát triển trên lưu vực sông Trường Giang và Hoàng Hà.

Thời cổ đại con người phải sống thuận theo tự nhiên, dựa vào thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, dòng sông mang lại nguồn nước, hệ thống giao thông, phù sa giúp phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Dòng sông với vai trò ấy khiến mọi người dân đều ra sức bảo về nguồn nước bằng phong tục, điều cấm kỵ, chính quyền ban hành các đạo luật bảo vệ nguồn nước.

ban doc keu goi cung hanh dong cuu lay song to lich
Sông Seine giữa lòng thủ đô Paris nước Pháp.

Ở Việt Nam, văn minh lúa nước gắn với lưu vực Sông Hồng, Sông Cửu Long. Từ nhiều đời nay nhân dân đã có nhiều Luật tục để bảo vệ nguồn nước sinh hoạt phục vụ nông nghiệp. Ví như Trong Luật tục Thái (Hịt khòng Mường Bản) cũng có đoạn quy định: “Không nạn nào hơn nạn lửa, nạn nước. Dùng nước phải biết tránh luồng nước. Dùng lửa hãy giữ gìn nạn cháy”; Luật tục Gia Lai có những quy định rất cụ thể về bảo vệ nguồn nước, nước sạch, như: Cấm làm nhà nơi nguồn nước, nơi có mạch ngầm, mạch phun, ỉa đái làm ngập “hầm cua hay hang cá lóc”…. “Hầm cua hay hang cá” được hiểu là mạch ngầm, luôn có nước quanh năm; người Gia Lai cho rằng nếu có người nào làm dơ bẩn nơi mạch nước ngầm trong sạch đó thì: sẽ khiến cho con người bị phù thũng, to bụng, tả lỵ bủng beo… (Tác giả Hoàng Văn Quynh- Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 3 (2015) 71-79).

Các triều đại phong kiến cũng ban hành nhiều đạo luật để bảo vệ nguồn nước.Việc bảo vệ nguồn nước được hình thành tự nhiên, tự thân không bị ép buộc cùng với các quy định pháp luật khiến các phong tục, tập quán, ước định càng bền vững và được tôn trọng.

Với sự tiến bộ của văn minh nhân loại, con người ngày này có phương thức, công cụ, tư liệu sản xuất mới khác xa truyền thống. Sự lệ thuộc vào tự nhiên đặc biệt là các dòng sông gần như còn rất ít.

Các dòng sông dần trở lên ô nhiễm, cạn kiệt, trở thành nơi chứa rác thải, nước thải sinh hoạt, sản xuất. Dù đến nay Chính phủ đã ban hành rất nhiều Luật, Nghị định bảo vệ tài nguyên nước, ngăn chặn hành vi gây ô nhiễm nhưng dường như các quy định này chưa ngăn được tình trạng các dòng sông, nguồn nước ngày càng ô nhiễm trầm trọng hơn. Các đơn vị chức năng xử phạt không xuể, dù có xử phạt cũng không có tác dụng dài lâu, triệt để. Dù các hội, đoàn thể, hệ thống thông tin báo chí tuyên truyền vào cuộc vận động người dân không xả rác xuống nguồn nước cũng không mang lại nhiều tác động cải thiện.

Nhãn tiền cho thấy, dòng sông Tô Lịch giữa Thủ đô ngàn năm văn hiến đang trở thành dòng sông chết, đen ngòm, bốc mùi.

Vậy vì sao nhiều quy định pháp luật hơn, chế tài nghiêm khắc, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường nhiều hơn nhưng không bảo vệ được các dòng sông, nguồn nước.

Tôi xin đóng góp cách thức như sau: Theo tôi, quan điểm của mọi người đều giản đơn, cái gì có lợi thì làm, điều gì ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi thì bảo vệ. Vậy hãy cho họ có lợi ích thiết thực, trực tiếp từ những dòng sông ấy thì ắt họ sẽ bảo vệ. Làm sao để dân trực tiếp có lợi ích trực tiếp, thiết thực từ dòng sông? Hãy tổ chức lễ hội trên mặt nước, tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí gắn với dòng sông, thi đua thiết kế, sáng tạo phương tiện thủy nội địa, hoạt động học tập ngoại khóa, du ngoạn kết hợp học tập trên mặt nước....hãy để trẻ em, người lớn, người già luôn có ích lợi gắn bó mật thiết với dòng sông thì họ sẽ tự thân bảo vệ nó.

ban doc keu goi cung hanh dong cuu lay song to lich
Kỹ sư Nhật đang triển khai dự án thí điểm xử lý, làm sạch nước sông Tô Lịch.

Chỉ có lợi ích gắn liền, tự thân mong muốn thôi thúc thực hiện thì hành động mới dài lâu, thực chất.

Xét ở góc độ lợi ích thúc đẩy, hành vi xả rác xuống các dòng sông cũng chỉ là một cách người dân tìm kiếm những ích lợi bản thân mình đó chính là tiện lợi khi có nơi trút bỏ.

Phòng trào dọn rác là một hành động tử tế, văn minh có tình lan truyền mạnh mẽ, truyền cảm hứng cho đông đảo người dân.Tuy nhiên nguồn cảm hứng đó sẽ kéo dài bao lâu, sâu đậm đến mức nào khi không hình thành các yếu tố lợi ích tự thân. Thực tế lịch sử đã từng chứng minh một phong trào sẽ không thể duy trì được dài lâu.

Hiện nay tại Hà Nội đã xây dựng một con đường giành cho người đi bộ, tập thể dục dọc sông Tô Lich cũng chính là cách để con người gắn bó mật thiết với dòng sông. Cùng với hành động sử dụng công nghệ, nhờ chuyên gia Nhật Bản giảm mùi hôi, làm sạch nguồn nước ô nhiễm của Sông Tô Lịch khiến tôi có niềm tin dòng sông này sẽ có tương lai của sông Seine giữ lòng thủ đô Paris nước Pháp.

Thêm nữa việc xử phạt cá nhân, tổ chức xả thải gây ô nhiễm phải được cơ quan chức năng xử lý đúng pháp luật, nghiêm minh. Điều này có ý nghĩa quyết định vì lượng xả thải ra sông hồ của dân cư không đáng kể nếu so với lượng rác, chất ô nhiễm của các cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh.

Xin được đóng góp để mỗi con sông không bị đen hóa, mùi hóa như con sông Tô Lịch ngay tại Hà Nội. Chúng ta đừng im lặng, thỏa hiệp với điều sai trái để dẫn tới thế hệ sau phải sống cạnh con sông chết. Thế hệ chúng ta phải hành động ngay, không trông chờ ai khác. Xin hãy hành động ngay đừng chờ ngay mai!

Quách Thành Lực
Phiên bản di động