Bắc Giang: Long trọng tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Ngiêm

Sáng 17/3, UBND huyện Yên Dũng phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chùa Vĩnh Nghiêm long trọng tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm. Lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn du khách thập phương đến tham dự.
bac giang long trong to chuc le hoi chua vinh ngiem

Tới dự với buổi lễ khai hội chùa Vĩnh Nghiêm có ông Bùi Văn Hải, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang, bà Lê Thị Hồng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Giang, ông Bùi Văn Hạnh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Tỉnh Bắc Giang, ông Từ Minh Hải, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bà Nguyễn Thị Thu Hà; ông Lê Ánh Dương; ông Dương Văn Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cùng đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh, đại diện lãnh đạo các huyện, thành phố trong tỉnh; các tăng ni, phật tử và đông đảo nhân dân, du khách tham quan.

Phát biểu tại Lễ khai hội, ông Trương Quang Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện yên Dũng đã nêu rõ những giá trị văn hóa nổi bật chùa Vĩnh Nghiêm.

Chương trình văn nghệ

Chương trình văn nghệ "Linh thiêng cổ tự Vĩnh Nghiêm"

Được biết, Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm diễn ra từ ngày 12 đến 14/2 Âm lịch hằng năm, mang đậm dấu ấn bản địa, với những nét đặc trưng riêng có gắn với danh lam cổ tự Vĩnh Nghiêm.

Lễ hội chùa Vĩnh nghiêm được diễn ra với phần Lễ long trọng, gồm phần rước lễ của các làng La, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho mọi sự tốt lành đến với địa phương, làng xóm, gia đình và mọi người. Ngoài ra, còn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian: Bóng chuyền hơi, bóng chuyền da, đánh đu, kéo co, vật, bịt mắt đập niêu, đi cầu kiều…

Nghi thức rước lễ của ba làng La.

Nghi thức rước lễ của ba làng La.

Xuyên suốt lễ hội cũng diễn ra các hoạt động tưởng nhớ tới công lao của 3 vị sư tổ có công khai sáng Thiền phái Trúc lâm và biết ơn công lao to lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm Mông - Nguyên, giữ yên bờ cõi Đại Việt của vị tổ đệ nhất (Đức Vua – Phật Hoàng Trần Nhân Tông), đồng thời cho thấy sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng làng xã của nhân dân khu vực Bắc Bộ và dân tộc Việt Nam thể hiện đạo lý truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “ Uống nước nhớ nguồn”.

Năm 2012 kho mộc bản kinh sử với 3050 bản với 34 đầu sách được lưu giũ tại chùa vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu kí ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Năm 2013, lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, năm 2015 di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật chùa Vĩnh Nghiêm vinh dự được Thủ Tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

Kế Thắng
Phiên bản di động