Áp lực ẩn giấu sau danh xưng du học sinh Việt Nam tại nước ngoài

Để chạm tới cuộc sống tốt đẹp và hào nhoáng như nhiều người mặc định, du học sinh Việt phải trải qua rất nhiều áp lực nơi đất khách quê người.
Việc gì trong cuộc đời cũng được quy ra… bán hàng Hội đồng Anh phát động giải thưởng Study UK Alumni Awards dành cho các du học sinh Du học sinh Việt lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt tại Úc

2023 là năm đầu tiên mà hầu hết các nước mở cửa chào đón du học sinh sau khoảng thời gian gián đoạn do dịch COVID-19. Theo cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT trong thống kê đưa ra gần đây nhất cho biết, Việt Nam có khoảng 190.000 sinh viên học tập ở nước ngoài. ICEF Monitor, công ty chuyên nghiên cứu giáo dục quốc tế, đánh giá Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm ở Đông Nam Á trong lĩnh vực du học.

Những chân trời mới

Những yếu tố mà học sinh và gia đình quan tâm nhất khi tìm hiểu du học đại học là thương hiệu trường và quốc gia, chất lượng giáo dục, việc làm và cơ hội định cư. Em Trần Ngọc Minh, học sinh lớp 10 Chuyên Pháp, trường Trung học phổ thông Chu Văn An chia sẻ: “Em chọn Pháp là nơi để du học, em thích nước Pháp vì khí hậu rất mát mẻ, và em nghĩ đây là môi trường tiên tiến nhất, em muốn sang đó để học hỏi và có thể làm ăn bên đó luôn”.

2023 là năm đầu tiên mà hầu hết các nước mở cửa chào đón du học sinh sau khoảng thời gian gián đoạn do dịch COVID-19. Theo cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT trong thống kê đưa ra gần đây nhất cho biết, Việt Nam có khoảng 190.000 sinh viên học tập ở nước ngoài. ICEF Monitor, công ty chuyên nghiên cứu giáo dục quốc tế, đánh giá Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm ở Đông Nam Á trong lĩnh vực du học. Những chân trời mới Những yếu tố mà học sinh và gia đình quan tâm nhất khi tìm hiểu du học đại học là thương hiệu trường và quốc gia, chất lượng giáo dục, việc làm, và cơ hội định cư. Em Trần Ngọc Minh, học sinh lớp 10 Chuyên Pháp, trường Trung học phổ thông Chu Văn An chia sẻ: “Em chọn Pháp là nơi để du học, em thích nước Pháp vì khí hậu rất mát mẻ, và em nghĩ đây là môi trường tiên tiến nhất, em muốn sang đó để học hỏi và có thể làm ăn bên đó luôn”.  Còn với em Trần Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 10 Chuyên Văn, trường THPT Chu Văn An, việc du học được chính bố mẹ ủng hộ: “Ban đầu bố mẹ định hướng cho em đi du học và sau khi tìm hiểu thì em cũng đây cũng là một lựa chọn tốt cho tương lai của em sau này”. Du học là con đường mà học sinh và phụ huynh đặt rất nhiều kỳ vọng, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều áp lực có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, điển hình là tự tử. Cú “sốc” đầu đời Khó khăn lớn nhất của du học sinh là phải tự lập ở một môi trường mới mà hoàn toàn không có sự giúp đỡ trực tiếp của người thân. Đối với những bạn trẻ đã quen sống trong vòng tay bố mẹ, cuộc sống của họ có thể bị đảo lộn hoàn toàn và rất mất thời gian để thích nghi. Điều này dễ tạo nên cảm giác cô đơn, trống rỗng do không có gia đình ở cạnh và dẫn đến một số bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Bạn Diệu Anh, 20 tuổi, du học sinh tại trường Đại học Texas - Mỹ chia sẻ về những thay đổi trong cuộc sống: “19 năm đầu tiên của mình khi mà mình sống ở Việt Nam cùng bố mẹ, được bố mẹ bao bọc thì cuộc sống của mình như 1 đường thẳng, nó rất yên bình. Năm thứ 20, khi mình học tập và sống xa nhà thì cuộc sống của mình như sơ đồ nhịp tim của 1 con người vậy, nó lên xuống rất thất thường”. Văn hóa khác biệt là điều hiển nhiên, đặc biệt là giữa các nước phương Đông và phương Tây. Diệu Anh nhớ lại: “Về ẩm thực, giai đoạn đầu mình không thể ăn được đồ ăn của người Mỹ, mình cảm thấy rất nhớ cơm nhà. Ngoài ẩm thực, khác biệt về phong cách học tập và làm việc cũng là một điều khiến các bạn du học sinh phải “đau đầu”.  “Như mọi người biết thì người Mỹ họ không có văn hóa ngủ trưa và mình lại có những lớp học xuyên suốt buổi trưa nên mình không thể tập trung được và mình thấy rất là buồn ngủ.”, Diệu Anh kể lại cảm nhận cá nhân. Những khác biệt về văn hóa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của Diệu Anh và các bạn du học sinh khác do chế độ sinh hoạt bị thay đổi nhiều. Đặc biệt, nếu trước đây chỉ nghe và biết tới các vụ xả súng tại Mỹ qua báo chí, phim ảnh thì nay, Diệu Anh đã phải trải qua trải nghiệm kinh hoàng đó.  “Mình đến một cửa hàng ở Mỹ để mua đồ ăn, và lúc mình vào gọi món được khoảng 5 phút thì có 1 vụ xả súng. Lúc đó cảnh sát ập đến và hô là mọi người nằm xuống, không ai được đứng lên hay di chuyển cả. Đó cũng là 1 kỉ niệm khiến mình nhớ mãi lúc mình sống ở Mỹ.”, nữ sinh nhớ lại. Ngoài ra mối nguy hiểm cho học du học sinh, đặc hiệt là sinh viên đến từ cá nước phương Đông còn phải để đến vấn nạn phân biệt chủng tộc. Định kiến du học sinh với mức lương “ngàn đô” Việc mặc định du học sinh là một người phải có mức thu nhập cao, công việc thuận lợi, được nhiều nhà tuyển dụng săn đón đã vô hình chung gây nên những áp lực lớn cho du học sinh sau khi tốt nghiệp và về nước. Trong thời điểm du học trở nên phổ biến và chất lượng giáo dục trong nước được nâng cao nhiều, du học sinh trở về cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các ứng viên trong nước và sự lựa chọn kĩ càng hơn từ các nhà tuyển dụng. Để vượt lên được những áp lực kể trên và chạm tay vào ước mơ đích thực, các bạn du học sinh cần rất nhiều nỗ lực. Cô Julie Adefehinti, giảng viên trường Đại học Texas (Mỹ) cho biết: “Tôi biết rằng các sinh viên quốc tế đều rất tận tâm trong việc học. Tuy nhiên hãy chú ý đến sự cân bằng. Hãy nhớ rằng thi thoảng hãy cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Nếu các bạn có xu hướng trì hoãn các bài tập đến phút cuối thì điều này cũng có thể gây nên căng thẳng. Hãy nghiên cứu chúng ngay khi được giao.” Thực tế là hiện nay cũng có khá nhiều công ty “ma” giả danh trung tâm du học để lừa đảo. Vì vậy phụ huynh và học sinh cũng cần lưu ý, xem xét thật kĩ thông tin và khả năng của bản thân để tránh bị lời “đường mật” kẻ xấu thao túng, lừa gạt.
Em Trần Ngọc Minh - học sinh lớp 10 Chuyên Pháp, THPT Chu Văn An

Còn với em Trần Nguyễn Khánh Linh, học sinh lớp 10 Chuyên Văn, trường THPT Chu Văn An, việc du học được chính bố mẹ ủng hộ: “Ban đầu bố mẹ định hướng cho em đi du học và sau khi tìm hiểu thì em cũng đây cũng là một lựa chọn tốt cho tương lai của em sau này”.

Du học là con đường mà học sinh và phụ huynh đặt rất nhiều kỳ vọng, tuy nhiên nó cũng ẩn chứa nhiều áp lực có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, điển hình là tự tử.

Cú “sốc” đầu đời

Khó khăn lớn nhất của du học sinh là phải tự lập ở một môi trường mới mà hoàn toàn không có sự giúp đỡ trực tiếp của người thân. Đối với những bạn trẻ đã quen sống trong vòng tay bố mẹ, cuộc sống của họ có thể bị đảo lộn hoàn toàn và rất mất thời gian để thích nghi.

Điều này dễ tạo nên cảm giác cô đơn, trống rỗng do không có gia đình ở cạnh và dẫn đến một số bệnh tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu. Bạn Diệu Anh, 20 tuổi, du học sinh tại trường Đại học Texas - Mỹ chia sẻ về những thay đổi trong cuộc sống: “19 năm đầu tiên của mình khi mà mình sống ở Việt Nam cùng bố mẹ, được bố mẹ bao bọc thì cuộc sống của mình như 1 đường thẳng, nó rất yên bình. Năm thứ 20, khi mình học tập và sống xa nhà thì cuộc sống của mình như sơ đồ nhịp tim của 1 con người vậy, nó lên xuống rất thất thường”.

Diệu Anh thích nghi với phong cách làm việc hoàn toàn mới
Diệu Anh thích nghi với phong cách làm việc hoàn toàn mới

“Người Mỹ không có văn hóa ngủ trưa và trường lại có những lớp học xuyên suốt buổi trưa nên mình không thể tập trung được, mình thấy rất là buồn ngủ.”, Diệu Anh kể lại cảm nhận cá nhân.

Những khác biệt về văn hóa cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của Diệu Anh và các bạn du học sinh khác do chế độ sinh hoạt bị thay đổi nhiều. Đặc biệt, nếu trước đây chỉ nghe và biết tới các vụ xả súng tại Mỹ qua báo chí, phim ảnh thì nay, Diệu Anh đã phải trải qua trải nghiệm kinh hoàng đó.

“Mình đến một cửa hàng ở Mỹ để mua đồ ăn, và lúc mình vào gọi món được khoảng 5 phút thì có 1 vụ xả súng. Lúc đó cảnh sát ập đến và hô là mọi người nằm xuống, không ai được đứng lên hay di chuyển cả. Đó cũng là 1 kỉ niệm khiến mình nhớ mãi lúc mình sống ở Mỹ.”, nữ sinh nhớ lại.

Không chỉ có Diệu Anh, nhiều bạn trẻ đang du học ở châu Âu cũng chia sẻ những khó khăn về sự khác biệt giữa văn hóa khương Đông và phương Tây, về ẩm thực cũng như phong cách học tập và làm việc. Khi đi du học, không ít bạn trẻ đã mất khá nhiều thời gian để làm quen với sự khác biệt đó.

Ngoài ra, cũng có bạn chia sẻ về mối nguy hiểm cho học du học sinh, đặc hiệt là sinh viên đến từ các nước phương Đông, đó sự phân biệt chủng tộc.

Định kiến du học sinh với mức lương “ngàn đô”

Việc mặc định du học sinh là một người phải có mức thu nhập cao, công việc thuận lợi, được nhiều nhà tuyển dụng săn đón đã vô hình chung gây nên những áp lực lớn cho du học sinh sau khi tốt nghiệp và về nước.

Trong thời điểm du học trở nên phổ biến và chất lượng giáo dục trong nước được nâng cao nhiều, du học sinh trở về cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các ứng viên trong nước và sự lựa chọn kĩ càng hơn từ các nhà tuyển dụng.

Cô Julie Adefehinti, Giảng viên trường Đại học Texas tại Mỹ
Cô Julie Adefehinti, Giảng viên trường Đại học Texas tại Mỹ

Để vượt lên được những áp lực kể trên và chạm tay vào ước mơ đích thực, các bạn du học sinh cần rất nhiều nỗ lực. Cô Julie Adefehinti, giảng viên trường Đại học Texas (Mỹ) cho biết: “Tôi biết rằng các sinh viên quốc tế đều rất tận tâm trong việc học. Tuy nhiên hãy chú ý đến sự cân bằng. Hãy nhớ rằng thi thoảng hãy cho mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi. Nếu các bạn có xu hướng trì hoãn các bài tập đến phút cuối thì điều này cũng có thể gây nên căng thẳng. Hãy nghiên cứu chúng ngay khi được giao.”

Thực tế là hiện nay cũng có khá nhiều công ty “ma” giả danh trung tâm du học để lừa đảo. Vì vậy phụ huynh và học sinh cũng cần lưu ý, xem xét thật kĩ thông tin và khả năng của bản thân để tránh bị lời “đường mật” kẻ xấu thao túng, lừa gạt.

Đình Trung
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động