7 mô hình, công trình tiêu biểu của tuổi trẻ Thủ đô trong Tháng Thanh niên 2023

Với chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số”, trong Tháng Thanh niên 2023 tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện nhiều mô hình, công trình, phần việc tiêu biểu tạo sức lan tỏa cao.
Nâng cao vai trò của đoàn viên, thanh niên với chuyển đổi số “Thắp sáng ước mơ hoàn lương” ở trại giam Ngọc Lý “Tiếp năng lượng, bừng sức sống" cho các bạn trẻ

1. Mô hình 579 đội hình chuyển đổi số cộng đồng

Thủ đô Hà Nội là địa phương được giao làm điểm thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử trên địa bàn phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Trong đó, Đoàn Thanh niên thành phố được giao là lực lượng xung kích đi đầu, hỗ trợ chính quyền và người dân trong các nội dung chuyển đổi số. Xác định vai trò, trách nhiệm của mình, Thành đoàn Hà Nội đã giao Đoàn Thanh niên Công an thành phố là lực lượng nòng cốt triển khai thực hiện, phối hợp với Đoàn Thanh niên các cấp thành lập 579 đội hình chuyển đổi số cộng đồng, hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: hỗ trợ nhân dân đăng ký định danh điện tử, cài đặt, sử dụng ứng dụng VNeID và thực hiện dịch vụ công trực tuyến; hỗ trợ cài đặt Sổ tay Đảng viên điện tử; hỗ trợ các hộ kinh doanh đăng ký, cài đặt mã QR.

Thanh niên hỗ trợ tiểu thương cài mã QR thanh toán không dùng tiền mặt
Thanh niên hỗ trợ tiểu thương cài mã QR thanh toán không dùng tiền mặt

Xác định chủ đề Tháng Thanh niên năm 2023: Tuổi trẻ Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, tổ chuyển đổi số cộng đồng hoạt động tích cực, được đánh giá là lực lượng nòng cốt góp phần đưa các địa phương cán đích về các chỉ tiêu chuyển đổi số.

Kết quả: Vận động được hơn 9.000 lượt đoàn viên thanh niêm tham gia hỗ trợ cài đặt 64.992 lượt hướng cài đặt ứng dụng VNeID và dịch vụ công (trong đó hỗ trợ kích hoạt định danh điện tử mức 1: 14.948 lượt, mức 2: 25.465 lượt, hỗ trợ tiếp nhận 29.619 hồ sơ, trong đó: 11.692 hồ sơ cấp, định danh điện tử, hỗ trợ tiếp nhận 4.700 hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công); Đăng tải193 đầu tài liệu hệ thống hóa lên kho dữ liệu Google drive, đăng tải hơn 500 bài tuyên truyền trên các nền tảng mạng xã hội; 6163 đoàn viên, thanh niên tham gia các đội hình tình nguyện; hỗ trợ cài đặt tại các trường học, khu dân cư, điểm sinh hoạt cộng đồng, hỗ trợ các đảng viên lớn tuổi cài đặt Sổ tay Đảng viên điện tử.

Tại các địa phương tiến hành thí điển như Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, tỉ lệ đảng viên cài đặt và sử dụng ứng dụng Sổ tay đảng viên điện tử đạt từ 99-100%. Các địa phương khác phấn đấu hoàn thành trong tháng 4/2023

2. Cụm công trình 30 thư viện thanh thiếu nhi tại các khu chung cư

Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố đã phát động và xây dựng cụm công trình “Thư viện thanh thiếu nhi tại các khu chung cư” với mục đích tuyên truyền nâng cao văn hóa đọc và vun đắp lòng hiếu học trong thanh thiếu nhi trên địa bàn quận gắn với chuyên mục “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng”. Đồng thời, góp phần tạo nên không gian sinh hoạt lành mạnh, kết nối cộng đồng dân cư tại các khu chung cư trên địa bàn thành phố.

Khánh thành tủ sách cho thiếu nhi tại huyện Thanh Oai
Khánh thành tủ sách cho thiếu nhi tại huyện Thanh Oai

Đoàn Thanh niên, Hội đồng Đội các quận, huyện phát động hội thu sách truyện; Tổ chức khánh thành và đưa vào hoạt động chính thức vào tháng Thanh niên năm 2023. Địa điểm: tại các khu chung cư trên địa bàn thành phố Hà Nội. Số lượng hoàn thành đến hết tháng 3/2023: 30 công trình. Kinh phí, xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất và sách truyện; giá trị trung bình 25 - 30 triệu đồng/công trình. Đơn vị triển khai tiêu biểu: Đoàn Thanh niên, Hội đồng Đội quận Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Ba Đình,...

3. Cụm 33 công trình sân chơi cho thanh thiếu nhi

Xây dựng sân chơi cho thanh thiếu nhi luôn là một trong những công trình, phần việc được Đoàn Thanh niên thành phố chú trọng trong chỉ đạo hoạt động của các cơ sở Đoàn trực thuộc. Thiết thực chào mừng Tháng Thanh niên năm 2023, Thành đoàn Hà Nội đã chỉ đạo 30 quận, huyện, thị đầu tư xây dựng mới các sân chơi cho thanh thiếu nhi. Trong Tháng Thanh niên năm 2023, đã có 33 sân chơi được xây dựng mới trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn Hà Nội Nguyễn Đức Tiến cùng các đại biểu khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi”
Lễ khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Đa Tốn

Nguồn kinh phí xây dựng sân chơi chủ yếu do Đoàn Thanh niên các cấp huy động nguồn xã hội hóa, trung bình 100 triệu đồng/sân chơi. Một số công trình sân chơi tiêu biểu như: Công trình sân chơi thanh thiếu nhi tại thôn Lê Xá, xã Đa Tốn với diện tích sân cỏ rộng 1.800m2, với tổng kinh phí xây dựng gần 1 tỷ 350 triệu đồng; sân chơi thanh thiếu nhi tại Đông Anh rộng 1.500m2 với các hạng mục bao gồm đổ đất, san nền sân bê tông; khuôn viên cây xanh; rãnh thoát nước; không gian sinh hoạt chung...

4. Không gian hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số

Triển khai Đề án 01 của thanh niên Thủ đô thực hiện chương trình 07 của Thành ủy về ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Đại học VinUniversity ra mắt không gian hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi số VinUni Entrepreneurship Hub trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Ra quân Tháng Thanh niên.

Lễ ra mắt không gian đổi mới sáng tạo của Thành đoàn Hà Nội trong Tháng Thanh niên
Lễ ra mắt không gian đổi mới sáng tạo của Thành đoàn Hà Nội trong Tháng Thanh niên

Đây là không gian kiểu mẫu thực hiện tại 1 trường đại học tư thục nhằm thí điểm các mô hình vườn ươm do CLB Vinnovation (một thành viên của Mạng lưới CLB hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp và chuyển đổi số HUB Network) vận hành với mục tiêu nhân rộng ra 16 trường đại học là thành viên của HUB network. Không gian hỗ trợ do VinUniversity đầu tư phối hợp vận hành các chương trình ươm tạo thực chiến như Business model Canvas, Value Proposition, Startup Fundraising... (theo Đề án 04 của Thành đoàn) do HUB Network phối hợp vận hành theo Đề án 03 của Thành đoàn, sau đó kết nối với các Quỹ đầu tư của cựu sinh viên và quỹ đầu tư quốc tế dựa trên nền tảng số hóa đầu tư Đổi mới sáng tạo (theo đề án 02 của Thành đoàn).

5. Mô hình “Dự án đường dây và trạm biến áp 110KV Thái Hưng, tỉnh Thái Bình”

Các đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển Công trình thanh niên Đường dây và Trạm biến áp 110kV Thái Hưng
Các đại biểu thực hiện nghi thức gắn biển Công trình thanh niên Đường dây và Trạm biến áp 110kV Thái Hưng

Đây là công trình thanh niên cấp Đoàn Thanh niên khối Doanh nghiệp và là một trong những hoạt động trọng điểm hưởng ứng Tháng Thanh niên của Đoàn Thanh niên EVNNPC, chào mừng 92 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. - Dự án với tổng vốn đầu tư hơn 128 tỷ đồng, được khởi công vào tháng 6/2022 và đóng điện vào ngày 10/3/2023.

6. Chuỗi chương trình hướng nghiệp Pharma Fest 2023

Là chuỗi chương trình hướng nghiệp dành cho sinh viên khối ngành Y Dược trên toàn miền Bắc do Đoàn Thanh niên đăng cai, bao gồm: Cuộc thi “Pharmacy Creator 2023 – Xây dựng mô hình chuỗi nhà thuốc”: Tạo sân chơi kiến thức dành cho sinh viên khối ngành Y Dược quan tâm lĩnh vực quản lý, kinh doanh nhà thuốc. Thông qua cuộc thi, sinh viên có cơ hội được học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia đầu ngành và trải nghiệm thực tế các giai đoạn để xây dựng và vận hành chuỗi nhà thuốc.

7 mô hình, công trình tiêu biểu của tuổi trẻ Thủ đô trong Tháng Thanh niên 2023

Ngày hội Việc làm – Jobs Fair 2023: Một ngày hội theo mô hình gian trại, mỗi gian trại là các công ty Dược, là ngày hội để các quý doanh nghiệp và sinh viên có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi với nhau (tạo điều kiện cho Quý doanh nghiệp thực hiện công tác tuyển dụng, tạo cơ hội cho sinh viên học hỏi kinh nghiệm, bồi dưỡng bản thân để phù hợp hơn với các công việc sau này). Qua chương trình đã góp phần nâng ca năng lực, trình độ của sinh viên ngành y dược và giúp các bạn sinh viên có thêm kinh nghiệm và vững tin hơn trong công việc của mình

7. Mô hình Đại sứ sinh viên

Mô hình Đại sứ sinh viên là mô hình mới được triển khai lần đầu tiên đã thu hút gần 3000 sinh viên tham gia hưởng ứng từ các cán bộ Đoàn, sinh viên 5 tốt các cấp, quần chúng ưu tú, sinh viên xuất sắc với 6 nội dung: Đại sứ Hội nhập: Sinh viên tham gia trả lời câu hỏi trực tuyến trên phần mềm MyAloha với các lĩnh vực về lịch sử, văn hóa, Quốc tế, hơn 30.000 lượt tương tác trên mạng xã hội tình nguyện, xã hội với 100% câu hỏi bằng tiếng Anh, thi thuyết trình bằng tiếng Anh để lựa chọn Đại sứ.

Đại sứ Thể thao: Sinh viên tham gia rèn luyện một trong các nội dung: Chống đẩy, Squat, Plank, Chạy bộ, Nhảy dây trong 10 ngày, quay video tập luyện, check in Page Đoàn trường Quốc tế và gắn thẻ 5 người bạn trên facebook để lan tỏa.

Đại sứ Trí tuệ: Sinh viên được hỗ trợ ghép đội và tham gia cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp IStartup Innovation 2023 với chủ đề Chuyển đổi số trong sinh viên.

Đại sứ Tài năng: Sinh viên đăng ký và biên đạo tiết mục trình diễn tài năng của mình với các hình thức hát, múa, nhảy, kịch,…

Đại sứ Truyền thông: Sinh viên gửi ảnh về Ban tổ chức kèm đoạn chia sẻ bằng tiếng Anh và tiếng Việt về công tác Đoàn cũng như những trải nghiệm của bản thân trong thời gian học đại học, qua đó bài thi sẽ được tính 50% điểm tương tác và 50% điểm của ban giám khảo chấm.

Đại sứ Nhân ái: Các sinh viên sẽ được ghép đội ngẫu nhiên và cùng nhau đề xuất các giải pháp hỗ trợ xã hội cộng đồng, sau khi được thông qua các sinh viên sẽ cùng nhau xây dựng và cụ thể hóa các ý tưởng của mình bằng hành động lan tỏa giá trị tới cộng đồng.

Điểm sẽ được chấm dựa trên tinh thần xây dựng và hiệu quả của hoạt động tình nguyện. Các đại sứ tại các lĩnh vực sẽ thực hiện vai trò đại sứ của mình trong 1 năm học trong các triến dịch tình nguyện, tuyển sinh của trường. Qua mô hình này giúp đơn vị tìm ra những sinh viên tiêu biểu trong các lĩnh vực, qua đó bồi đắp trở thành những người đại sứ để lan tỏa hình ảnh sinh viên trường Quốc tế rộng khắp cả nước. Thông qua mô hình, thành phố nhân rộng triển khai để góp phần lan tỏa hình ảnh thanh niên Thủ đô với các tiêu chí về thanh niên thời đại mới.

Nguyễn Dũng
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động