Xăng dầu tiếp tục giảm giá

Từ 15 giờ ngày 1/12, xăng E5 RON92 giảm 992 đồng; xăng RON95-III giảm 1.083 đồng; dầu diesel giảm 1.588 đồng, dầu hỏa giảm 1.078 đồng và dầu mazut giảm 832 đồng/kg.
Nguồn cung khan hiếm, lại "nóng" nạn buôn lậu xăng dầu Việt Nam nhập khẩu hơn 7 triệu tấn xăng dầu Bộ Công thương họp về sửa đổi nghị định kinh doanh xăng dầu

Liên Bộ Công Thương- Tài chính cho biết, từ chiều nay, giá xăng xăng E5RON92 giảm 992 đồng/lít, còn 21.679 đồng/lít; Xăng RON95-III giảm đến 1.083 đồng/lít, còn 22.704 đồng/lít;

Dầu diezel 0,05S giảm đến 1.588 đồng/lít, còn 23.213đồng/lít; Dầu hỏa giảm 1.078 đồng/lít, còn 23.562đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3,5S giảm 832 đồng/lít, còn 13.953đồng/kg.

Đây là lần giảm giá liên tiếp thứ hai trong 20 ngày qua. Kỳ này, giá xăng dầu giảm mạnh hơn so với kỳ trước.

Cùng với việc giảm mạnh giá bán xăng dầu, Liên Bộ cũng trích lập quỹ bình ổn giá đối với xăng E5RON92 ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước trích lập 250 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 400 đồng/lít (kỳ trước trích lập 200 đồng/lít), dầu diezel ở mức 700 đồng/lít (kỳ trước trích lập 300 đồng/lít); dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (kỳ trước không trích lập), dầu mazut ở mức 500 đồng/kg (kỳ trước trích lập 300 đồng/kg).

undefined
Ảnh minh họa

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đưa ra 2 kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023. Kịch bản 1 là tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25,9 triệu m3, tấn. Kịch bản 2 là tăng trưởng 15%, tương đương 26,76 triệu m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.

"Trong phân giao này cần tách bạch tương đối giữa sản lượng nhập khẩu và mua hàng sản xuất trong nước. Nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực thì liên kết với nhau để nhập. Từng doanh nghiệp phải có sản lượng nhập để khẳng định trong mọi tình huống có nguồn cung ra thị trường", Bộ trưởng đề nghị và cho rằng, việc phân giao này phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất của nhà máy trong nước, nhất là kế hoạch duy tu bảo dưỡng định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời.

"Trong phân giao này cần tách bạch tương đối giữa sản lượng nhập khẩu và mua hàng sản xuất trong nước. Nếu doanh nghiệp nào không có đủ năng lực thì liên kết với nhau để nhập. Từng doanh nghiệp phải có sản lượng nhập để khẳng định trong mọi tình huống có nguồn cung ra thị trường", Bộ trưởng đề nghị và cho rằng, việc phân giao này phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất của nhà máy trong nước, nhất là kế hoạch duy tu bảo dưỡng định kỳ để có sự điều chỉnh kịp thời.

Bộ trưởng cũng đề nghị các doanh nghiệp đầu mối thường xuyên báo cáo phản ánh những chi phí thực tế phát sinh để cập nhật với Bộ Tài chính. Ngày 20 hàng tháng, Bộ Tài chính sẽ rà soát các chi phí này.

Đình Phong
Phiên bản di động