Việt Nam là quốc gia bị tổn thương nhất về tài nguyên nước

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đã đến lúc cần có “tuyên ngôn” với bà con nông dân cả nước rằng, chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước.
Quốc hội bắt đầu quy trình bầu Chủ tịch nước Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Sáng 4/6, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã trả lời thêm một số ý kiến của đại biểu trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Theo đó, về vấn đề đại biểu nêu liên quan đến tài nguyên nước, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết trên thế giới đang đánh giá chúng ta đang ở trong kỷ nguyên khô hạn mang tính chất toàn cầu, không riêng gì Việt Nam, trong đó Việt Nam lại là quốc gia bị tổn thương nhất.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, tiếp cận vấn đề nước chúng ta phải tiếp cận 3 chủ thể: số lượng nước, chất lượng nước và cách thức chúng ta sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, cách thức sử dụng nguồn nước sẽ tác động tới số lượng nước và chất lượng nước.

Việt Nam là quốc gia bị tổn thương nhất về tài nguyên nước
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Theo Bộ trưởng, chúng ta chưa bao giờ xem nước là tài nguyên trong khi cứ gọi là tài nguyên nước, nhưng đứng trước thách thức biến đổi khí hậu, cách thức chúng ta khai thác, sử dụng thì đã đến lúc chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận với nguồn nước.

"Chúng ta cứ nghĩ nước là vô hạn nhưng thực sự bây giờ đứng trước thách thức biển đổi khí hậu và cách chúng ta khai thác, sử dụng thì nước là tài nguyên hữu hạn. Chúng tôi đã tiếp cận với các chuyên gia Israel, quốc gia sa mạc nhưng có nền nông nghiệp vượt trội bởi họ có văn hóa tiết kiệm nước cả trong sinh hoạt và trong nông nghiệp", ông Hoan nêu ví dụ.

Theo ông Hoan, đã đến lúc cần có tuyên ngôn với bà con nông dân cả nước rằng, chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước. Cần có cách tiếp cận ngắn hạn, vừa dài hạn, vừa có chiến lược tổng thể để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, từ tưới tràn tưới xả sang tưới nhỏ giọt…

"Nếu không, khi hết nước tự nhiên, chúng ta khai thác nước ngầm thì sẽ có nhiều hệ lụy và rơi vào vòng luẩn quẩn không có đường ra", tư lệnh ngành nông nghiệp nói.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, tiết kiệm nước còn liên quan đến phát thải khí nhà kính, trong đó đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm nước hơn sẽ làm giảm phát thải. Do đó, Bộ trưởng cũng mong muốn Quốc hội ủng hộ đề án Chính phủ đã phê duyệt.

Hậu Lộc
Phiên bản di động