Vì sao chi phí đầu vào tăng nhưng giá bia của SABECO ít thay đổi?
Giải bài toán khó khăn do đại dịch
Năm 2021, vị thế của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) cũng như các doanh nghiệp ngành bia, rượu nói chung được ví như “thế gọng kìm”. Một bên là Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cộng với xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi: Hơn 50% khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho thực phẩm chức năng tăng cường đề kháng thì có tới 63,7% người cắt giảm chi tiêu cho bia, rượu… Một bên là cuộc khủng hoảng do chưa có tiền lệ đã kìm chặt sự phát triển của cả nền kinh tế nói chung và không chừa một mô hình doanh nghiệp nào. Thương hiệu SABECO cũng “ngấm đòn” khi công bố doanh thu thuần cả năm 2020 đạt 27.961 tỷ đồng, giảm 26,2% so với trước đó.
Nếu ví sự tác động của Nghị định 100 đến hoạt động kinh doanh của SABECO như việc bạn phải giữ cho một người đàn ông không uống quá 2 cốc bia và gọi taxi cho anh ta về nhà, thì đại dịch COVID-19 bạn sẽ phải nghĩ làm sao để có nguyên liệu sản xuất bia được chọn lọc như từ trước đến nay, trong khi giá cả lại leo thang, rằng nông dân ở quốc gia cung cấp nguyên liệu không bị nhiễm COVID-19, rằng các vấn đề vận tải đường biển vẫn không quá khó khăn, hay nhà hàng và người uống bia không ở khu vực giãn cách… Vẫn còn nhiều thứ nữa mà bạn phải tính đến bởi đại dịch COVID-19 hết sức khó lường. Chúng ta chỉ có thể đặt ra các phương án ứng phó, thích nghi cùng sự cảnh giác cao độ.
Vì sao chi phí đầu vào tăng nhưng giá bia của SABECO ít thay đổi? |
Tại SABECO, doanh nghiệp phải đồng bộ các giải pháp, vừa đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của đội ngũ nhân viên trên toàn quốc (chương trình SABECO Care), vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định được thu nhập và việc làm cho người lao động trong hệ thống; Hỗ trợ và duy trì việc làm cho các công ty trong cùng hệ sinh thái, các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng; Điều phối được nguyên liệu đầu vào không thừa không thiếu khi kế hoạch kinh doanh thay đổi khó lường bởi đại dịch; Đảm bảo không đứt gãy chuỗi cung ứng và vận tải trong nước...
Trong suốt giai đoạn đỉnh điểm của đợt dịch, SABECO đã cắt giảm một số chi phí nội bộ cần thiết, hoãn lại một số khoản đầu tư nhưng nhất định không cắt giảm chi phí đầu tư cho lực lượng lao động. Bởi đây là nguồn lực nòng cốt trong sự phát triển của doanh nghiệp, là nhân tố đồng hành cùng SABECO phục hồi sau đại dịch. Vì vậy, “thành trì” gồm 30 nhà máy và 12.000 lao động trong toàn hệ sinh thái được SABECO nỗ lực giữ vững. SABECO cũng là một trong những doanh nghiệp lớn đầu tiên tại Việt Nam chủ động tìm kiếm nguồn vắc xin phòng COVID-19, áp dụng triển khai cho toàn bộ người lao động.
Phần lớn, chi phí có tăng đều nhằm ổn định lực lượng lao động: “Hậu phương” sản xuất vững vàng, “tiền tuyến” xông pha ra thị trường được chăm sóc chu đáo nhằm hồi phục kinh tế của doanh nghiệp.
Trước ảnh hưởng của đại dịch, nếu như nhiều doanh nghiệp quyết định sa thải người lao động hay thỏa thuận không trả lương thì SABECO vẫn nỗ lực ổn định việc làm cho lực lượng lao động. Đặc biệt tại Hà Nội, dù ảnh hưởng bởi dịch thường xuyên nên áp lực duy trì lao động vẫn luôn đè nặng nhưng Bia Sài Gòn Miền Bắc lại coi đây là thời cơ để “săn” được những nhân sự mạnh về mình.
Ông Trương Văn Tuấn, Giám đốc vùng phía Bắc chia sẻ: “Chúng tôi gặp may mắn khi hãng đối thủ đã cho thôi việc một lượng lớn nhân sự giàu kinh nghiệm và thiện chiến. Chúng tôi chỉ đơn giản là tìm cách thắt chặt những chi phí nội bộ khác và mời họ về đầu quân. Khi khó khăn, Bia Sài Gòn đã tạo cơ hội cho họ việc làm. Tôi nghĩ họ sẽ gắn bó với Bia Sài Gòn rất lâu trong thời gian tới, còn tôi có đội ngũ nhân sự bán hàng hùng mạnh hơn. Bên cạnh đó, các công ty trong cùng hệ sinh thái, các đối tác kinh doanh trong cùng chuỗi cung ứng đều được SABECO hỗ trợ thúc đẩy, không chỉ vì duy trì nguồn cung ứng mà còn vì tinh thần nhân văn “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Bình ổn giá vì người tiêu dùng
Chi phí tăng nhưng SABECO vẫn xác định mục tiêu: Bình ổn giá cho khách hàng. Ông Bennett Neo - Tổng Giám đốc SABECO cho rằng, chính trong thời điểm đầy thách thức bởi đại dịch COVID-19 là cơ hội để SABECO khẳng định sự vững vàng của doanh nghiệp, mang lại cảm giác an tâm, sự đồng hành gần gũi với khách hàng, bất chấp biến động xã hội.
Không những bình ổn giá, SABECO còn tăng cường tạo nên “điểm tiếp xúc” với khách hàng. Càng trong thời điểm dịch bệnh, SABECO càng thúc đẩy nhu cầu của khách hàng thông qua các hoạt động tăng cường nhận diện thương hiệu, kích cầu tiêu dùng. Song song, SABECO nỗ lực loại bỏ rào cản mua sắm của khách hàng khi triển khai kênh off-trade (mua về nhà) thông qua việc bán hàng qua các nền tảng online, xây dựng kênh thương mại điện tử của thương hiệu…
Sản phẩm Bia Sài Gòn được khách hàng ưa chuộng ngày càng nhiều và rộng khắp |
Nhờ sự vững vàng “tay lái”, SABECO đã “vượt sóng” khi đón nhận những khởi sắc lạc quan trên đà hồi phục. Cụ thể, doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 13.087,5 tỉ đồng, tăng 9%; Lợi nhuận gộp đạt gần 3.975 tỉ đồng, tăng 12% và lợi nhuận trước thuế đạt 2.535 tỉ đồng, tăng 5% so với 6 tháng đầu năm 2020. Bên cạnh đó, tại thị trường khu vực phía Bắc đang ghi nhận những tín hiệu tốt chưa từng thấy. Sản phẩm Bia Sài Gòn được khách hàng ưa chuộng ngày càng nhiều và rộng khắp. SABECO cũng đang kỳ vọng chiếm vị trí số 1 tại thị trường miền Bắc.
SABECO nhìn nhận, đại dịch COVID-19 giống như phép vàng thử lửa. Ông Bennett Neo cho biết: “Càng trong đại dịch khó khăn với những cách trở về tiếp xúc, SABECO lại càng nỗ lực tới gần hơn với người tiêu dùng, mang lại sự an tâm khi bình ổn về giá, về nguồn cung, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng”.
Ở tầm nhìn tổng quan, các hoạt động được triển khai nằm trong dự án SABECO 4.0 - chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh. Dự án này không chỉ khẳng định vị thế vững vàng của người dẫn đầu thị trường mà còn tăng năng lực cạnh tranh của SABECO khi vươn ra môi trường quốc tế.
Quan tâm đến các đối tác
Không chỉ lo nghĩ cho các công ty trong cùng hệ sinh thái, các đối tác kinh doanh trong cùng chuỗi cung ứng, SABECO còn chăm lo cho khách hàng của mình trong đại dịch. Nhận thấy các điểm bán bị ảnh hưởng qua các đợt dịch đầu tiên của năm 2020, SABECO đã có nhiều chương trình hỗ trợ cho điểm bán để phục hồi sau mỗi mùa dịch. Đơn cử tại thị trường phía Bắc, các hãng từng dành những chương trình chăm sóc cho quán ăn, nhà hàng rất lớn để cạnh tranh thị phần thì khi giãn cách, hãng đối thủ giảm dần hoặc ngưng hoàn toàn. Tuy nhiên, tại Bia Sài Gòn Miền Bắc, sự sẻ chia vào thời điểm khó khăn này chính là văn hóa kinh doanh.
Ông Trương Văn Tuấn chia sẻ: “Vì “1 Bia Sài Gòn đi lên cùng nhau”, khi hộ kinh doanh đang gặp khó khăn, chúng tôi cùng hỗ trợ họ bằng việc giải quyết hàng tồn tại điểm bán do quán đóng cửa. Nhân viên của tôi hướng dẫn họ bán hàng online. Với những khách hàng gặp khó khăn thật sự, chúng tôi cũng tìm mọi cách để chia sẻ được phần nào. Chúng tôi không chỉ xem khách hàng như đối tác, mà còn như là anh em”.
SABECO ra mắt bộ sưu tập Tết 2022 mang cảnh sắc đặc trưng của 63 tỉnh thành Nhãn hàng Bia Saigon thuộc Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã chính thức công bố ... |
Sabeco tung “mưa” khuyến mại dịp Tết năm 2022 TTTĐ - Nhân dịp cuối năm và đón Tết năm 2022, Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn ... |
Nâng cao nhận thức về văn hóa uống có trách nhiệm Hành trình phát triển của Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) gắn liền với nhiều đổi thay ... |
Hành trình chinh phục đỉnh cao danh giá Monde Selection của các dòng bia Sabeco Cùng với 3.200 sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới, Việt Nam tự hào sở hữu giải Vàng danh giá của Monde Selection với ... |