Văn hóa, con người – nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô

Kết luận số 80 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nhấn mạnh, Hà Nội kiên định quan điểm "con người là trung tâm của sự phát triển", "văn hoá và con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, là động lực, nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô".
Cần công cụ pháp lý để công viên văn hóa bãi giữa sông Hồng thành hiện thực Hà Nội cần xây dựng các làng nghề thành không gian văn hoá phục vụ du lịch Khai thác, phát huy hiệu quả không gian văn hóa Hoàng thành Thăng Long, Cổ Loa

Thành phố đầu tiên có nghị quyết về phát triển công nghiệp văn hóa

Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030: Thủ đô Hà Nội là Thành phố "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại". Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hoà, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới...

Để triển khai, Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; trở thành “Thành phố sáng tạo” của khu vực châu Á, thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn đặc sắc, có sức cạnh tranh quốc tế; hình thành một số công trình văn hóa mới cho Thủ đô và Việt Nam, mang tính biểu tượng văn hóa có tầm cỡ khu vực và thế giới; phấn đấu đóng góp khoảng 10% GRDP của thành phố.

Văn hóa, con người – nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong tham quan Văn Miếu - Quốc Tử Giám - địa chỉ thu hút khách trong thời gian gần đây.

Theo Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, để ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU, TP Hà Nội đã tổ chức 2 buổi hội thảo khoa học, 4 cuộc tọa đàm, các hội nghị lấy ý kiến của doanh nghiệp, nghệ sĩ, trí thức…. Điều này cho thấy, Hà Nội đã quyết tâm hiện thực hóa khát vọng và tầm nhìn trở thành thành phố toàn cầu.

Trước đó, Thành ủy Hà Nội có Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”. Từ đây, TPHà Nội đã đạt nhiều kết quả toàn diện trên các lĩnh vực: Văn hóa, du lịch, giáo dục, y tế… góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Luật Thủ đô (sửa đổi) – bệ phóng để Thủ đô vững bước đi lên

Theo Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khóa XV, văn hóa là chính sách trọng tâm, điểm nhấn được đề xuất sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này. Theo Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Hà Nội có đầy đủ các lợi thế để đẩy mạnh phát triển văn hóa trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, Hà Nội đang bị các rào cản pháp lý nên chưa "bung tỏa", phát triển được. Trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều điểm mới, được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội mới, điều kiện mới để phát triển bền vững Thủ đô trong thời gian sắp tới. Đơn cử như Điều 21 dành riêng về văn hóa thể thao; Điều 39 về đầu tư theo đối tác công tư; Điều 41 về quản lý tài sản công và khai thác hạ tầng cũng đưa vấn đề văn hóa vào; hay quy định về ưu đãi đầu tư trong Điều 43...

Văn hóa, con người – nguồn lực quan trọng nhất để phát triển Thủ đô
Hội Gióng tại xã Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội) với nhiều nét đặc sắc, độc đáo.

Về tính đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi)” về lĩnh vực văn hóa, Trưởng phòng Quản lý Di sản (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) Phạm Thị Lan Anh cho rằng, quy định mới và những điểm ưu đãi, vượt trội dành cho phát triển văn hóa được nêu trong một số điều của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) là tháo gỡ bước đầu cho thành phố trong phát triển công nghiệp văn hóa. Ngoài 12 nhóm ngành chung, Hà Nội còn quan tâm nhóm ngành ẩm thực - nhóm ngành đã được UNESCO đưa vào là một lĩnh vực được công nhận và vinh danh trong Mạng lưới các thành phố sáng tạo.

Cũng theo TS Bùi Hoài Sơn, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này có nhiều nội dung tập trung cho chính sách phát triển, phát huy giá trị văn hóa Hà Nội. Đây sẽ là cơ sở để Hà Nội tiếp tục thực hiện mục tiêu về phát triển văn hóa được đề ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị, trong đó nhấn mạnh văn hóa, con người vừa là mục tiêu, vừa là nền tảng, nguồn lực, động lực để phát triển Thủ đô.

“Chúng ta sẽ có những ưu đãi dành cho những lịch vực đột phá, không chỉ cho Thủ đô mà còn cả nước, như trong lĩnh vực văn hóa. Luật Thủ đô (sửa đổi) tới đây sẽ tháo gỡ các rào cản pháp lý để từ đó phát triển văn hóa. Từ phát triển văn hóa lan tỏa sang sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô”, ông Bùi Hoài Sơn nhận định.

Thái Sơn
Phiên bản di động