UAE trồng lúa mì trên sa mạc

Trên sa mạc Sharjah xuất hiện tám vòng tròn màu xanh nổi bật. Đó chính là các trang trại trồng lúa mì rộng 400ha mới được hình thành khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tìm cách tăng cường trồng lúa mỳ để đảm bảo an ninh lương thực tại quốc gia đất đai khô cằn và phải nhập khẩu 90% lương thực này.
3,5 tỷ người có thể phải sống như ở Sahara Trung Quốc đang biến sa mạc rộng gần bằng nước Đức thành cánh rừng khổng lồ Phát triển tương lai từ 'nền đất chết'

Năm ngoái, Chính phủ UAE đã xây dựng một trang trại rộng 400ha ở thị trấn Mleiha của Sharjah và sử dụng nước khử muối để tưới tiêu.

Theo số liệu của Chính phủ, UAE gồm 7 tiểu vương quốc, đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn lúa mỳ vào năm 2022, trong đó Sharjah nhập 330.000 tấn.

Ông Khalifa Alteneiji, lãnh đạo cơ quan Nông nghiệp và Chăn nuôi của Sharjah chia sẻ, động lực thúc đẩy UAE trồng lúa mì trên sa mạc là bởi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trong vài năm qua do đại dịch COVID-19 và xung đột Ukraina - Nga.

UAE trồng lúa mì trên sa mạc
Trang trại lúa mì trên sa mạc Sharjah (Ảnh: Reuters)

Dự kiến trang trại Mleiha sẽ đạt sản lượng khoảng 1.600 tấn lúa mỳ/năm. Đây được coi là một bước tiến tới tham vọng lớn hơn của quốc gia vùng Vịnh sản xuất dầu này là tăng cường trồng trọt. Trang trại không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất và hạt giống biến đổi gene.

Sa mạc là một trong những vành đai tự nhiên, phân bố ở những khu vực khô cằn với lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng.

Sa mạc được xác định là những khu vực có lượng mưa ít hơn 200mm/năm, do vậy nước ở các sa mạc rất hiếm hoặc thường không có sông và suối, sự sống hiếm hoi vì có rất ít loại động vật và thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này.

Do đó, rất khó để trồng cây trong sa mạc. Việc cây có thể được trồng trong khu vực sa mạc hay không đều phụ thuộc vào việc có cung cấp nguồn nước. Nếu không có nước, những cây được trồng ở vùng sa mạc sẽ nhanh chóng bị chết khô vì thiếu nước.

Tiến sĩ Khalifa Ahmed Alteneiji - Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và chăn nuôi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất cho biết: “Vấn đề chính đối với đất nước chúng tôi chính là nguồn nước tưới. Tuy nhiên may mắn là đã khắc phục được. Chúng tôi dùng nước biển đã được khử muối”.

UAE trồng lúa mì trên sa mạc
Trang trại trồng lúa mì trên sa mạc này dự kiến sẽ sản xuất được khoảng 1.600 tấn lúa mì mỗi năm (Ảnh: Reuters)

Giới chức UAE cho biết, chi phí năng lượng để sản xuất 18.000m3 nước khử muối dùng cho tưới tiêu mỗi ngày sẽ tăng ít hơn khi dự án mở rộng quy mô lên tới 1.400ha vào năm 2025 và tiến tới 1.900ha.

Để dễ dàng vận hành trang trại trồng lúa mì rộng lớn này, các nhà khoa học Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã sử dụng trí tuệ nhân tạo và các cảm biến để thu thập dữ liệu về thời tiết, đất đai nhằm theo dõi sự tăng trưởng của cây trồng và có những biện pháp điều chỉnh phù hợp.

Trang trại cũng bao gồm các cánh đồng thử nghiệm 35 loại lúa mỳ khác nhau từ khắp nơi trên thế giới trải rộng trên 2ha để tìm hiểu khả năng phù hợp với đất và thời tiết của UAE.

“Chúng tôi cố gắng sử dụng công nghệ mới nhất trong trang trại. Đây là một nền tảng nông nghiệp đặc biệt, có thể giúp xác định lượng nước tưới đã sử dụng và lên kế hoạch cho lượng nước tưới cho những ngày tới. Tôi cũng có thể thấy sự tăng trưởng của cây lúa mì nhờ những số liệu luôn được cập nhật và có biện pháp điều chỉnh phù hợp”, ông Ibrahim Ramadan, quản lý trại lúa mì Mleiha cho biết.

Tụê Uyên
Phiên bản di động