Nơi kết thúc của quần áo cũ
Núi quần áo bỏ đi nhìn từ trên cao tại sa mạc Atacama, Chile (Ảnh: Getty Images) |
Trong núi quần áo bỏ đi ở Atacama, sa mạc khô hạn nhất thế giới, người ta có thể tìm thấy từ áo len cho tới giày trượt tuyết. Số quần áo bỏ đi ngày càng nhiều khiến Atacama bị ô nhiễm trầm trọng.
Theo thống kê, khoảng 59.000 tấn quần áo được chuyển đến cảng Iquique ở Chile mỗi năm. Trong số đó, khoảng 39.000 tấn được chuyển đến sa mạc Atacama.
Chile từ lâu đã là trung tâm của quần áo ế và quần áo cũ được sản xuất ở Trung Quốc hoặc Bangladesh, chuyển qua Châu Âu, Châu Á hoặc Mỹ rồi dừng chân ở Chile. Tại đây, quần áo được bán lại khắp Mỹ Latinh.
Một cựu nhân viên tại bộ phận nhập khẩu cảng Iquique cho biết, quần áo đến từ khắp nơi trên thế giới. Hầu hết chúng sẽ được xử lý nếu không thể bán lại trên khắp Mỹ Latinh.
Trên bãi rác quần áo ở sa mạc Atacama, không phải mọi loại đều bị vứt đi hẳn. Một số người nghèo trong khu vực có 300.000 dân này vẫn tới đây để tìm những đồ họ có thể dùng hoặc bán.
Nhiều người dân đến tìm những quần áo có thể dùng được hoặc bán (Ảnh: Getty) |
Những hình ảnh tương tự về những bãi rác trên núi tràn ngập quần áo gần Nairobi (Kenya) cũng gây chú ý vào đầu năm nay.
Vào thời điểm đó, các nhà điều tra ước tính có 300 triệu mặt hàng quần áo hư hỏng hoặc không bán được làm bằng vật liệu tổng hợp sẽ được đưa đến các bãi chôn lấp ở Kenya hoặc bị đốt cháy. Hay những bãi rác ở ngoại ô Accra - thủ đô Ghana cao đến 19m chỉ toàn quần áo. Nơi đây nổi tiếng như một biểu tượng của khủng hoảng thời trang nhanh.
Trong số 100 tấn quần áo cũ từ phương Tây chuyển tới chợ Kantamanto, Thủ đô Accra của Ghana mỗi ngày, 30 - 40% kết thúc vòng đời ở bãi rác. Quốc gia Tây Phi này trở thành bãi rác khổng lồ của quần áo cũ không được tái sử dụng hoặc tái chế.
Kantamanto là chợ quần áo cũ lớn nhất ở Ghana, có diện tích khoảng 7ha, nằm ngay trung tâm thủ đô Accra. Khu chợ này xử lý khoảng 15 triệu sản phẩm may mặc mỗi tuần.
Các nhà bán lẻ mua và phân loại những kiện quần áo nặng 55kg - hầu hết là hàng “deadstock” (quần áo được cất giữ trong nhà kho và phòng chứa hàng nhiều năm nhưng không bao giờ mặc) hoặc các mặt hàng được quyên góp cho tổ chức từ thiện, bỏ lại trong thùng tái chế. Ở đây, khoảng 6 triệu mặt hàng chất lượng tốt được bán hoặc tái chế trên thị trường mỗi tuần.
Theo LHQ, thời trang là ngành đứng thứ 2 về mức độ gây ô nhiễm môi trường, chỉ đứng sau dầu mỏ và chiếm từ 8 - 10% lượng khí carbon phát thải, nhiều hơn lượng phát thải từ các máy bay và tàu thủy cộng lại (Ảnh: Getty) |
Trào lưu thời trang nhanh rất có hại cho môi trường. Thị trường thời trang nhanh ước tính trị giá hơn 106 tỷ USD vào năm 2022 và dự kiến sẽ đạt 185 tỷ USD vào năm 2027.
Theo báo cáo năm 2019 của Liên hợp quốc, số lượng quần áo ản xuất trên toàn cầu đã tăng gấp đôi từ năm 2000 tới 2014. Ngành sản xuất quần áo góp phần gây ra 20% lượng nước thải toàn cầu. Ví dụ, để sản xuất một chiếc quần jeans, người ta cần tới 7.500 lít nước.
Báo cáo trên cũng cho biết ngành sản xuất quần áo và giày dép xả ra 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Cứ mỗi giây trôi qua lại có lượng quần áo tương đương một xe tải chở rác bị đốt hoặc chôn.
Dù rác thải quần áo bị vứt lộ thiên hay chôn dưới đất, chúng đều gây ô nhiễm môi trường, thải ra chất ô nhiễm vào không khí hoặc mạch nước ngầm.
Bên cạnh đó, 8 - 10% lượng khí thải carbon trên thế giới là từ ngành công nghiệp thời trang. Năm 2018, ngành công nghiệp này được phát hiện là tiêu thụ nhiều năng lượng hơn so với ngành hàng không và vận chuyển cộng lại.
Ước tính cứ mỗi giây lại có một xe rác chứa quần áo được đốt và đưa đến bãi rác. Cho dù làm bằng vải tổng hợp hay được xử lý bằng hóa chất, quần áo cần tới 200 năm mới có thể phân hủy sinh học, chúng cũng độc hại không kém nhựa và lốp xe bỏ đi.
Bãi rác thời trang lớn nhất thế giới Sa mạc Atacama nằm ở phía Bắc Chile đang dần trở thành “bãi rác” có tốc độ tăng nhanh nhất thế giới cùng sự phát ... |
Các start-up tại ASEAN biến rác thải nhựa thành sản phẩm tiêu dùng Khi còn nhỏ, Syukriyatun Niamah được cha khuyến khích khám phá vẻ đẹp quê hương Indonesia thông qua các hoạt động cắm trại và leo ... |
Hành động vì đại dương không rác thải nhựa Đây là chủ đề của Giải báo chí “Giảm ô nhiễm nhựa đại dương” năm 2022. |