3,5 tỷ người có thể phải sống như ở Sahara

Trong vòng 50 năm tới, nhiệt độ tại khu vực sinh sống của khoảng 3,5 tỷ người - tức 1/3 dân số thế giới có thể trở nên nóng như những khu vực nóng nhất của sa mạc Sahara nếu lượng phát thải khí nhà kính trên toàn thế giới tiếp tục tăng lên|
Đặt hàng ngàn tấm gương khổng lồ trong vũ trụ ngăn Trái đất ấm lên? Mẹo tìm nguồn nước khi bị lạc giữa sa mạc

Thông tin trên vừa được nhóm nghiên cứu quốc tế bao gồm các nhà khảo cổ học, nhà sinh thái học và nhà khoa học khí hậu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ và Châu Âu công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.

35 ty nguoi co the phai song nhu o sahara

Trong điều kiện khí hậu hiện nay, nhiệt độ trung bình hàng năm >29°C chỉ giới hạn ở các khu vực tối nhỏ ở Sahara. Năm 2070, mức nhiệt như vậy dự kiến sẽ xảy ra trên toàn khu vực bóng mờ - nơi sinh sống của khoảng 3,5 tỷ người (nếu không diễn ra hoạt động di cư). Màu nền đại diện cho nhiệt độ trung bình hàng năm hiện tại.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, dân số thế giới chủ yếu tập trung ở các dải khí hậu hẹp, có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 11 - 15°C (52 - 59°F). Một số ít sống ở những nơi có nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 25°C (68 - 77°F). Điều này đã được duy trì trong vài nghìn năm nay, bất chấp những thay đổi và quá trình di cư. Theo Giáo sư Marten Scheffer, Đại học Wageningen: "Vùng khí hậu thuận lợi không đổi đáng kinh ngạc này có thể cho thấy những hạn chế cơ bản về những gì con người cần để tồn tại và phát triển”.

Theo kịch bản, nếu lượng phát thải khí nhà kính tiếp tục tăng, nhiệt độ tại các khu vực có người sinh sống sẽ tăng 7,5°C vào năm 2070. Con số đó cao hơn mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dự kiến là hơn 3°C. Nguyên nhân do đất liền sẽ nóng nhanh hơn nhiều so với đại dương, thêm vào đó, sự gia tăng dân số thiên về những nơi vốn đã nóng từ trước.

Điều này có nghĩa là khoảng 30% dân số thế giới, tương đương 3,5 tỷ người dự kiến sẽ sống ở những nơi có nhiệt độ trung bình trên 29°C trong vòng 50 năm tới, nếu khí thải nhà kính tiếp tục tăng. Mức nhiệt này hiện chỉ có chủ yếu ở những vùng nóng nhất của sa mạc Sahara, chiếm 0,8% diện tích đất toàn cầu, nhưng thể lan rộng tới 19% trong thời gian tới.

Kết quả nghiên cứu đưa ra cảnh báo rằng việc tiếp tục phát thải carbon sẽ khiến thế giới đối mặt với nguy cơ các cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ. Tương tự virut Corona đã thay đổi thế giới theo những cách khó có thể tưởng tượng được vài tháng trở lại đây, biến đổi khí hậu cũng có thể làm như vậy nhưng theo cách từ từ hơn. Nhiệt độ tại khu vực rộng lớn trở nên nóng đến mức gần như không thể sống nổi và sẽ không giảm trở lại. Không chỉ gây ra những tác động trực tiếp mang tính tàn phá, sự gia tăng nhiệt độ còn khiến xã hội suy giảm khả năng đối phó với các cuộc khủng hoảng trong tương lai, chẳng hạn như những đại dịch mới.

Tin tốt là việc giảm nhanh lượng khí thải nhà kính có thể giúp giảm một nửa số người phải sống trong những điều kiện nhiệt độ nóng như vậy. Theo ông Tim Lenton, Giám đốc Viện Các hệ thống Toàn cầu tại Đại học Exeter, các tính toán cho thấy, mỗi độ ấm lên tương ứng với khoảng 1 tỷ người phải sống ngoài vùng khí hậu thuận lợi. Điều quan trọng là các quốc gia cần tăng cường các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, tập trung vào các lợi ích chung của môi trường toàn cầu.

Các chuyên gia lưu ý rằng sẽ có nhiều người di cư, nhưng nhiều yếu tố khác ngoài BĐKH sẽ ảnh hưởng đến quyết định di cư và một phần áp lực di cư có thể được giải quyết thông qua thích ứng BĐKH. "Nghiên cứu này nhấn mạnh lý do tại sao cần phải có cách tiếp cận toàn diện để ứng phó với biến đổi khí, hậu bao gồm thích ứng với các tác động, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng năng lực quản trị, xây dựng cơ sở pháp lý và quan tâm đến những người dễ bị tổn thương”, giáo sư Scheffer nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Tài nguyên Môi trường
baotainguyenmoitruong.vn
Phiên bản di động