Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”

Tối nay (10/10), tại Khu Di sản thế giới Hoàng Thành Thăng Long, UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận "Hà Nội - Bản hùng ca phố" chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Anh hùng La Văn Cầu và tình yêu Hà Nội Chúng ta có quyền tự hào về Thủ đô Hà Nội yêu dấu! Những trái tim phương xa dành tình yêu cho Hà Nội

Đây là sự kiện đặc biệt nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, mang đến sự kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng và trình diễn công nghệ hiện đại 3D mapping; xen kẽ các phóng sự, phỏng vấn nhân chứng lịch sử nhằm tái hiện chặng đường hào hùng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô; nhấn mạnh chủ đề tuyên truyền kỷ niệm: “Hà Nội - Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người - Nơi hội tụ, kết tinh và tỏa sáng những giá trị cao quý, tiêu biểu của dân tộc”.

Ban Tổ chức đã lựa chọn Hoàng thành Thăng Long để tổ chức chương trình, bởi đây là nơi có ý nghĩa quan trọng của Thủ đô lịch sử ngàn năm văn hiến, nơi đã diễn ra Lễ Chào cờ đầu tiên của Thủ đô Giải phóng vào 15h ngày 10/10/1954.

Tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội; Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội; Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội; cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội, các nhân chứng lịch sử và các tầng lớp Nhân dân.

Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”
Các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tham dự chương trình

"Hà Nội - Bản hùng ca phố" là sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc, ánh sáng và công nghệ 3D mapping, xen kẽ các phóng sự và phỏng vấn nhân chứng lịch sử.

Chương trình gồm 3 phần: "Trận địa trong thành phố", "9 năm rừng lòng vẫn Thủ đô", và "Bài ca Hà Nội", tái hiện chặng đường 70 năm hào hùng của Thủ đô.

Chương trình còn có phần giao lưu với NSƯT Phùng Đệ, nhà quay phim chiến trường kỳ cựu. Trong 60 ngày đêm chiến đấu bảo vệ thành Hà Nội năm 1946, ông mới là một vệ út 13 tuổi, làm liên lạc cho các đơn vị trong thành, có mặt trong cuộc rút quân lịch sử ngày 17-2-1947.

Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”
Các đồng chí; Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước; Nguyễn Thị Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội tham dự sự kiện.
Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”
Trong không gian trang nghiêm của Hoàng Thành Thăng Long, tiếng đàn nhị và giọng xẩm của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa cùng nhóm Xẩm Hà Thành bỗng vang lên, xé tan bầu không khí căng thẳng. Lời ca do nhạc sĩ Lê Thế Song sáng tác đã khéo léo tái hiện những khoảnh khắc đau thương và hào hùng của Hà Nội năm 1946.

Khán giả còn được gặp gỡ bà Phạm Thị Viễn - nữ tự vệ 22 tuổi của Nhà máy Cơ khí Mai Động, kiên cường bên mâm pháo bảo vệ bầu trời Hà Nội và góp phần hạ gục chiếc máy bay F111A vào đêm 22-12-1972…

Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”
Ca sĩ Phạm Thu Hà biểu diễn trong chương trình

Xen kẽ trong chương trình là các tiết mục nghệ thuật đặc sắc kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng, công nghệ trình chiếu 3D… như "Người Hà Nội", "Hà Nội niềm tin và hy vọng", "Hướng về Hà Nội", "Áo mùa đông", "Em bé Hà Nội"…

Để thực hiện được kế hoạch này, nhóm phụ trách phần thể hiện đã phải khảo sát thực địa nhiều lần và tham vấn ý kiến của nhiều đơn vị chuyên môn về cách trình chiếu 3D mapping, hiệu quả trình chiếu, các hiệu ứng mới, phù hợp với chương trình... Ê-kíp sản xuất đã dùng 3D mapping để tạo sự mới lạ cho sân khấu Hoàng thành Thăng Long.

Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”

Tham gia biểu diễn trong chương trình có nhiều giọng ca được yêu mến như: NSND Tấn Minh, NSƯT Đăng Dương, Hồng Nhung, Tùng Dương, Trọng Tấn, Vũ Thắng Lợi, Phạm Thu Hà, Bảo Trâm, Tạ Quang Thắng, Tố Loan, Đông Hùng, Lê Anh Dũng, nhóm Oplus, Tường Linh; nghệ sĩ violin Minh Hiền, nghệ sĩ violin Hải Ngọc…

Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”
Ca sĩ Hồng Nhung
Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”
Xen kẽ trong chương trình là các tiết mục nghệ thuật đặc sắc kết hợp giữa âm nhạc, ánh sáng, công nghệ trình chiếu 3D..
Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”
Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”
Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”

Chương trình khép lại trong không khí trang trọng và đầy xúc động. Trên nền nhạc không lời du dương, hiệu ứng pháo hoa tầm thấp bừng sáng, tạo nên một khung cảnh rực rỡ và ấn tượng. Những tia sáng vươn cao 25 mét, kéo dài suốt 4 phút, như điểm nhấn cho những thành tựu và hy vọng của Thủ đô.

Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 không chỉ ghi dấu chặng đường phát triển của Hà Nội, mà còn là mốc son chói lọi trong lịch sử của toàn dân tộc, như một bản hùng ca hào hùng viết nên từ những con phố, góp phần vào bản trường ca giữ nước ngàn đời.

Tự hào “Hà Nội- Bản hùng ca phố”
Tham gia biểu diễn trong chương trình có nhiều giọng ca được yêu mến như: NSND Tấn Minh, NSƯT Đăng Dương, Hồng Nhung, Tùng Dương, Trọng Tấn,

Sau 70 năm, Thủ đô đã khoác lên mình một diện mạo mới, một vị thế phát triển chưa bao giờ có, từ thành phố vì hòa bình đến đô thị sáng tạo, là Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người.

70 năm Giải phóng Thủ đô là mốc son ý nghĩa để cùng nhau, tất cả chúng ta nhìn lại lịch sử và tri ân lớp lớp thế hệ cha ông đã hi sinh và cống hiến cho Thủ đô, từ đó tạo thành động lực mạnh mẽ cùng nhau góp sức, quyết tâm đưa Hà Nội phát triển mạnh mẽ và bền vững, gìn giữ sức sống và phẩm giá mãnh liệt của một Thủ đô Rồng bay.

Thái Sơn
Phiên bản di động