Thủ tướng phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA

Thủ tướng yêu cầu các đơn vị liên quan xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp khi Hiệp định EVFTA được thực thi...
Tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp tận dụng Hiệp định EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây dựng Kế hoạch thực hiện EVFTA nhằm phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cho các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết định biện pháp chỉ đạo, điều hành và các biện pháp khác triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA và thị trường của các nước EU; xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực...

Về công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA và thị trường của các nước EU, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phổ biến về EVFTA cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là các đối tượng có thể chịu tác động như nông dân, ngư dân, cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, công nhân, các thành phần lao động khác thông qua các phương tiện truyền thông, trang thông tin điện tử…

2416 2724 2604 evfta
Ảnh minh họa.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại – đầu tư tại các nước EU nhằm thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp các nước về cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực trọng điểm.

Cùng với đó là xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, phù hợp với cam kết quốc tế; đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, hỗ trợ đối với những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động lớn, trực tiếp từ việc thực thi Hiệp định; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Thủ tướng cũng yêu cầu tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học – công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường; tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng…

Hiệp định EVFTA chính thức được ký kết ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, Việt Nam và có hiệu lực từ 1/8/2020. Hiệp định được kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội lớn đối với kinh tế và xã hội của nước ta, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gây ra những tác động nặng nề.

Với những cam kết mạnh mẽ trong lĩnh vực mở cửa thị trường hàng hóa, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ là cú huých đối với tăng trưởng kinh tế nước ta, với mức dự báo lên tới 2,18 đến 3,25% vào năm 2025 (giai đoạn 5 năm đầu thực hiện); kim ngạch xuất khẩu tăng thêm khoảng 42,7%, trong đó, các ngành hàng quan trọng như gạo, may mặc, da giày có mức tăng xuất khẩu lên tới 65%, 81% và 99% trong cùng giai đoạn.

Hiệp định EVFTA được ví như con đường cao tốc hướng Tây, kết nối Việt Nam với một không gian thị trường rộng lớn và có tiềm năng hàng đầu thế giới, nhưng để doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng tốc trên con đường này thì hệ thống pháp luật, thể chế trong nước là điều kiện đủ không thể không nhắc tới.

Nhận thức được vấn đề này, trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đã hoàn tất quá trình phê chuẩn và chính thức có hiệu lực tại Việt Nam và Liên minh châu Âu, các Bộ, ngành đã gấp rút thực hiện quá trình rà soát hệ thống pháp luật trong nước hiện hành và tiến hành xây dựng, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan để tạo điều kiện thực thi đầy đủ, hiệu quả các cam kết đã có trong Hiệp định EVFTA và hiện thực hóa các lợi ích được kỳ vọng từ Hiệp định. Trong đó, một số văn bản pháp luật đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép ban hành theo trình tự rút gọn để kịp thời có hiệu lực ngay khi Hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi.

Hậu Lộc
Phiên bản di động