Thế hệ kỹ sư 9x: Nguồn lực trẻ thực hiện Nghị quyết 57
“Chìa khoá” khởi nghiệp thành công của nữ CEO 9X Chàng "thủ lĩnh" 9X tài năng lan toả phong trào “Sinh viên 5 tốt” |
Lợi thế từ tư duy đột phá
Thế hệ 9x không chỉ là những người sinh ra trong thập niên 1990 mà còn là những công dân kỹ thuật số đầu tiên của Việt Nam.
Họ lớn lên cùng sự phát triển mạnh mẽ của máy tính cá nhân, Internet băng thông rộng và các thiết bị di động. Điều này đã hình thành ở họ một tư duy khác biệt: linh hoạt, khả năng thích nghi nhanh, và đặc biệt là sự nhạy bén với công nghệ.
Nghị quyết 57 được Bộ Chính trị ban hành năm 2024 với tầm nhìn chiến lược về việc sử dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số như đột phá quan trọng để thúc đẩy phát triển đất nước trong kỷ nguyên số.
Một trong những mục tiêu cốt lõi của Nghị quyết là phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là lực lượng cán bộ, công chức và nhân viên có khả năng tổ chức và thực thi chuyển đổi số ở quy mô quốc gia.
Sự ra đời của Liên minh Nhân lực Chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW do Đại học FPT tiên phong khởi xướng là một minh chứng rõ nét cho thấy tầm quan trọng của việc kiến tạo một thế hệ nhân lực mới. Liên minh này không chỉ tập trung vào việc đào tạo kỹ năng mà còn hướng tới việc định hình tư duy đột phá, đáp ứng yêu cầu của thời đại, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển quốc gia, đưa Việt Nam vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
![]() |
Sự ra đời của Liên minh Nhân lực Chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW do Đại học FPT tiên phong khởi xướng là một minh chứng rõ nét cho thấy tầm quan trọng của việc kiến tạo một thế hệ nhân lực mới |
Chương trình này được thiết kế đột phá, đào tạo nhanh chóng, gắn liền với thực tiễn, áp dụng cho sinh viên từ sớm. Nội dung đào tạo bao gồm quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp, kinh tế số, trải nghiệm người dân, và các công nghệ chuyên sâu, với sự hỗ trợ của AI trong biên soạn chương trình và giảng dạy.
"Kỹ sư 57" không chỉ cần kiến thức công nghệ (AI, cloud, an ninh mạng) mà còn phải có tư duy quản trị hiện đại, kỹ năng phân tích nghiệp vụ, hiểu biết pháp lý và khả năng lãnh đạo quá trình chuyển đổi.
Trước đó, tại sự kiện ra mắt Liên minh Nhân lực Chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT đã chia sẻ một thông điệp mạnh mẽ từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế".
Tuy nhiên, theo ông Bình, cuộc chiến ngày nay không còn là chiến tranh bằng vũ khí quân sự như quá khứ, mà là cuộc chiến về tri thức, công nghệ và đặc biệt là nhân lực AI.
Ông Trương Gia Bình nhấn mạnh, nếu thời 1945, Việt Nam cần bình dân học vụ để mọi người dân biết đọc, biết viết, thì ngày nay mỗi người đều cần biết sử dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo để có thể bắt kịp sự phát triển của thế giới.
![]() |
Để hiện thực hóa Nghị quyết 57, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là thế hệ kỹ sư 9x, đang được đặt lên hàng đầu |
Mỗi học sinh, sinh viên Việt Nam hôm nay cần trang bị kiến thức về công nghệ, kỹ năng về AI, và khả năng làm việc cùng chuyên gia quốc tế.
"Nếu không đào tạo được nhân lực AI, chúng ta sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ, còn nếu dẫn đầu trong đào tạo AI, Việt Nam sẽ vươn lên trở thành lực lượng lao động toàn cầu trong lĩnh vực này", chủ tịch FPT nhấn mạnh.
Thế hệ kỹ sư 9x - Những người kiến tạo tương lai
Trao đổi với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, anh Trần Khánh Hiệp (cựu sinh viên chuyên ngành Khoa học máy tính, Trường đại học FPT Hà Nội), hiện là kỹ sư phần mềm tại Spotify nhận định: "Thế hệ kỹ sư 9x có một lợi thế không thể phủ nhận so với các thế hệ trước. Họ không chỉ sử dụng công nghệ như một công cụ mà còn tư duy bằng công nghệ. Điều này thể hiện qua khả năng tiếp cận và làm chủ nhanh chóng các xu hướng mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Big Data, Điện toán đám mây. Họ có tư duy mở, sẵn sàng học hỏi và cập nhật kiến thức liên tục, đây là những yếu tố then chốt để thực thi một nghị quyết mang tính đột phá như Nghị quyết 57".
Sự ra đời của Liên minh Nhân lực Chiến lược thực thi Nghị quyết 57-NQ/TW do Đại học FPT tiên phong khởi xướng là một minh chứng rõ nét cho thấy tầm quan trọng của việc kiến tạo một thế hệ nhân lực mới. Liên minh này không chỉ tập trung vào việc đào tạo kỹ năng mà còn hướng tới việc định hình tư duy đột phá, đáp ứng yêu cầu của thời đại, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển quốc gia, đưa Việt Nam vươn lên trong chuỗi giá trị toàn cầu.
![]() |
Anh Trần Khánh Hiệp cho rằng, thế hệ 9x còn đang dần khẳng định vai trò của mình trong các ngành công nghệ mũi nhọn khác, đặc biệt là ngành bán dẫn |
"Khi tôi bắt đầu học đại học, Internet mới thực sự phổ biến ở Việt Nam. Chúng tôi là thế hệ đầu tiên được tiếp cận thông tin khổng lồ từ khắp nơi trên thế giới. Điều này đã mở ra những chân trời mới về kiến thức và cách học. Tại FPT, tôi và các đồng nghiệp 9x được khuyến khích thử nghiệm những ý tưởng mới, thậm chí là những ý tưởng 'điên rồ' nhất.
Chúng tôi đang trực tiếp tham gia vào các dự án chuyển đổi số cho nhiều doanh nghiệp lớn, từ ngân hàng, tài chính đến sản xuất, logistics. Nghị quyết 57 là một động lực lớn để chúng tôi không ngừng sáng tạo, bởi chúng tôi hiểu rằng mỗi dòng code, mỗi giải pháp chúng tôi đưa ra đều góp phần vào sự phát triển của đất nước".
Theo anh Hiệp, trong môi trường công nghệ thay đổi chóng mặt, việc bám víu vào những gì đã biết sẽ khiến chúng ta thụt lùi. Thế hệ 9x quen với việc “thay đổi”, “thử nghiệm”, “học hỏi nhanh”. Chính điều này giúp thế hệ 9x dễ dàng tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới như AI tạo sinh (Generative AI) vào công việc, tối ưu hóa quy trình và tạo ra những sản phẩm vượt trội."
Không chỉ dừng lại ở các lĩnh vực phần mềm, thế hệ 9x còn đang dần khẳng định vai trò của mình trong các ngành công nghệ mũi nhọn khác, đặc biệt là ngành bán dẫn. Đây là một lĩnh vực đang được chính phủ ưu tiên phát triển, nhằm đưa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Những nội dung mà Nghị quyết 57-NQ/TW đề ra cũng là “lời động viên” dành cho nhiều sinh viên đang theo học ngành bán dẫn tại các trường đại học trên khắp cả nước. Nguyễn Quốc Toản (nghiên cứu sinh ngành Điện tử viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội) là một ví dụ.
Toản chia sẻ, khi quyết định theo học ngành bán dẫn, Toản và các bạn đều nhận thức được đây là một lĩnh vực cực kỳ thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng. Nghị quyết 57 đã củng cố niềm tin của Toản rằng đây là con đường đúng đắn.
![]() |
Các thế hệ kỹ sư 9x như Quốc Toản đang đặt niềm tin vào việc sẽ cùng nhau xây dựng nền tảng công nghiệp bán dẫn của Việt Nam ngành một lớn mạnh |
“Chúng mình được học hỏi những kiến thức chuyên sâu về thiết kế, kiểm thử vi mạch, và đặc biệt là được tiếp cận với các công nghệ tiên tiến nhất. Khi còn là sinh viên, chúng mình đã được tham gia các dự án thực tế, có cơ hội làm việc với các chuyên gia trong ngành. Hiện tại, các chính sách của Đảng và Nhà nước đang tạo ra những bước đệm vững chắc cho thế hệ kỹ sư trẻ chúng mình.
Mình tin rằng, chúng mình sẽ là những người trực tiếp góp phần xây dựng nền tảng công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài và nâng cao vị thế quốc gia trên bản đồ công nghệ thế giới.
Chúng mình không chỉ học để làm việc mà còn học để sáng tạo. Chúng mình mong muốn được tham gia vào việc nghiên cứu và phát triển những con chip “Made in Vietnam”, góp phần vào sự tự chủ công nghệ của đất nước. Đây là một trách nhiệm lớn lao nhưng cũng là một niềm tự hào vô cùng to lớn", Toản bày tỏ.