Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô

Trải qua 2 ngày, từ 27 – 28/1, buổi tập huấn dự án “Trường học hạnh phúc” giai đoạn 2 năm học 2023 – 2024 (đợt 1) tại quận Ba Đình đã khép lại với nhiều bài học sâu sắc trong công cuộc đặt nền móng xây dựng một nền giáo dục hướng tới hạnh phúc.
Để mỗi trường học là một mái nhà hạnh phúc... Nhà giáo phải có giấy chứng nhận nghề nghiệp - cần thiết hay không?
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Những mẩu giấy nhỏ với nhiều tâm tư, nguyện vọng của thầy cô được trưng bày tại không gian lớp tập huấn

Tăng cường giáo dục học tập cảm xúc – xã hội cho trẻ (Social Emotional Learning – SEL)

Xã hội ngày càng phát triển, hiện đại cuốn theo đó con người ngày càng trở nên vô cảm và dần đánh mất đi những kết nối giữa con người với con người.

Đáng buồn ở chỗ, ngày nay, các bậc phụ huynh cũng vì mải mê bận rộn với công việc mà gần như có rất ít thời gian dành cho gia đình, con cái.

Lúc rảnh, họ lại bị cuốn hút bởi công nghệ, smartphone, ngập chìm trong hàng mớ thông tin và các kênh truyền thông hiện đại… mà không ý thức rằng con trẻ cũng bắt đầu bị chi phối mạnh mẽ bởi những điều đó.

Thực tế trong nhiều năm trở lại đây, vụ việc bạo lực, tự sát, lừa đảo, giết người cướp của, nghiện hút… của tội phạm thanh thiếu niên (nhóm người mang trong mình tâm lý bất ổn, không chế ngự được cảm xúc cá nhân) chiếm tỉ lệ tương đối cao và có xu hướng tăng. Chính những điều này đặt ra vấn đề nhức nhối và mối quan tâm lớn của xã hội về phương pháp giáo dục lớp trẻ hiệu quả.

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thầy cô chia nhóm, thuyết trình về hoạt động: Xây dựng hộp sơ cứu cảm xúc theo độ tuổi cho học sinh tại ngày thứ 2 của buổi tập huấn dự án "Trường học Hạnh phúc"

Thấu hiểu điều đó, xuyên suốt 2 ngày tập huấn dự án “Trường học Hạnh phúc”, Học viện Eurasia (ELI) về hạnh phúc và an lạc (Hiệp hội giáo dục Eurasia - Thụy Sĩ) đã mang đến cho gần 50 đại diện ban giám hiệu, giáo viên các trường nhiều nội dung đặc sắc, giúp mọi người hiểu hơn về cách giáo dục trẻ thơ.

Nổi bật trong đó là bài học: Chuyển hoá cảm xúc khó bằng 4 bước RAIN (Nhận diện - Chấp nhận – Nhìn sâu – Không đồng nhất) được điều phối của Happy Schools diễn giải tại buổi tập huấn.

Chúng ta đều biết rằng, cảm xúc là những phản ứng tự động trong cơ thể chúng ta trước những sự kiện kích hoạt bên ngoài. Nó giống như sứ giả báo cho chúng ta biết rằng có điều gì đó về mối quan hệ giữa ta và môi trường xung quanh.

Vì vậy, việc tăng cường nhận thức về cảm xúc sẽ giúp mỗi người tự hiểu rõ bản thân và các mối quan hệ của mình một cách chính xác hơn. Việc nhận biết được cảm xúc của mình sẽ giúp chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ không bị chúng chế ngự.

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Chị Lã Thanh Hà - Điều phối viên Happy Schools tại Hà Nội thuyết trình cho gần 50 giáo viên các trường về chuyển hoá cảm xúc khó bằng 4 bước RAIN

Giáo dục cho trẻ nhỏ thái độ sống với lòng biết ơn, sự tử tế, lòng trắc ẩn sẽ tạo ra cảm xúc dễ chịu cho chính những đứa nhỏ đó và cả mọi người xung quanh.

Vì vậy, tại buổi tập huấn ngày thứ 2 này, trong không khí cởi mở, buổi tập đã diễn ra như cuộc chuyện trò giữa những người bạn thân tình. Tại đây, giáo viên các trường trên địa bàn quận Ba Đình đã trực tiếp góp ý, trao đổi để xây dựng "hộp sơ cứu cảm xúc" theo độ tuổi cho trẻ. Tất cả những ý kiến, chia sẻ của các nhóm sẽ được tổng hợp và đúc kết thành bộ quy tắc áp dụng cho chính những học sinh thân yêu của mình.

Cụ thể, nhằm giúp học sinh có thể nhận diện được cảm xúc và vượt qua cảm xúc ngay lập tức, các điều phối viên của Happy Schools đã gợi mở và giới thiệu cho thầy cô 1 chiếc bình "tĩnh", chiếc bình với nhỏ với nhiều ngôi sao và hạt kim tuyến lấp lánh ở bên trong.

Chiếc bình này được hoạt động rất đặc biệt, ví dụ, khi học sinh đến trường, chắc chắn không tránh khỏi việc sẽ nảy sinh những ấm ức, bực bội nhất thời trong quá trình học tập, song chúng lại không thể nói ra được sự ấm ức đó. Lúc này, chiếc bình "tĩnh" sẽ là phương pháp cứu tinh cho những đứa trẻ này.

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Chị Lê Hoàng Phương Vỹ - Điều phối Happy Schools Việt Nam chia sẻ về lợi ích của "hộp sơ cứu cảm xúc" nói chung và chiếc bình "tĩnh" nói riêng.

Học sinh lắc chiếc bình lên và ngồi đợi đến khi những ngôi sao trong bình lắng xuống. Lúc này trẻ sẽ ra và ngồi trò chuyện cùng giáo viên của mình để nghe thầy cô chia sẻ và tìm cách giải quyết vấn đề cho chúng.

Với cách làm này, không chỉ giúp đứa trẻ bình tĩnh hơn mà còn giúp chúng nhận ra rằng, thời điểm nóng giận nhất chúng ta cần dừng lại 1 nhịp. Dừng lại để không bị cảm xúc chế ngự, dừng lại để lựa chọn được cách hành xử hợp lí hơn.

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thầy cô giáo hào hứng tham gia trải nghiệm các hoạt động tại buổi tập huấn

Cũng tại buổi tập huấn, rất nhiều ý tưởng hay đã được thầy cô đưa ra để xây dựng "hộp sơ cứu cảm xúc", nhằm giúp trẻ kìm chế cảm xúc trong lúc nóng giận nhất như: thẻ cảm xúc, thẻ nhu cầu, người bạn chung, đèn giao thông... Tất cả sẽ phần nào giúp các bạn học sinh bình tĩnh, vượt qua ngay được cảm xúc bực bội, nóng giận đang có, để không bị ảnh hưởng tới chất lượng buổi học.

Có thể nói, khi "hộp sơ cứu cảm xúc" hoạt động đúng công suất nó, học sinh sẽ học được cách quản lý sự tập trung của mình, tăng khả năng chú ý cho bản thân. Từ đó, thêm yêu quý giáo viên và thích được đi học, các em cũng sẽ đỡ phải lo lắng về câu chuyện bạo lực mỗi ngày tới lớp. Năng lực bản thân được nâng cao, học sinh thoải mái trước mỗi giờ lên lớp sẽ là luận cứ quan trọng để thúc đẩy tiến độ đưa SEL vào giáo dục trong trường học.

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Chị Trần Thanh Loan - Trưởng dự án Trường học Hạnh phúc tại Hà Nội bày tỏ niềm hạnh phúc khi cùng thầy cô đi qua 2 ngày cuối tuần nhiều ý nghĩa

Giáo viên trang bị thêm cho bản thân nhiều kiến thức bổ ích

Trao đi yêu thương, nhận về tình cảm, cởi mở hơn trong các mối quan hệ cũng như dạy cho học sinh sự chú tâm… những điều này sẽ được thầy cô giáo truyền lại cho đồng nghiệp và các bạn học sinh nhà trường qua buổi tập huấn 2 ngày với nhiều bài học ý nghĩa.

Trao đổi với PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô, cô Dương Thị Thu - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Việt Nam – Cuba cho biết, sau 2 buổi tham gia tập huấn dự án “Trường học Hạnh phúc” cùng ELI, được các thầy cô của ELI hướng dẫn về các chủ đề, tự bản thân tôi đã được lắng nghe và được trang bị rất nhiều kiến thức về sự chú tâm, các cảm xúc khó cũng như cách để không bị cảm xúc chế ngự. Qua các bài tập thực hành, khi trở về trường, tôi sẽ cùng các thầy cô nòng cốt trao đổi, chia sẻ để các thầy cô áp dụng với chính bản thân mình, triển khai, áp dụng trong các hoạt động phù hợp tại lớp, tại các buổi họp với phụ huynh học sinh.

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Cô Dương Thị Thu (ngồi giữa) đang lắng nghe chia sẻ, đóng góp ý kiến của những người đồng nghiệp về xây dựng Hộp Sơ cứu cảm xúc theo độ tuổi

Bày tỏ niềm hạnh phúc khi được thu lượm nhiều kiến thức bổ ích, cô Bùi Thị Ngọc Lương – Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Thành Công A nói: “Tôi tin rằng các thầy cô sẽ biết cách chia sẻ, lan toả những điều thu hoạch được sau 2 ngày tập huấn với đồng nghiệp, người thân xung quanh”.

Lý giải về điều này, cô Lương cho biết, mặc dù chỉ có thời gian là 2 ngày ngắn ngủi cho buổi tập huấn, nhưng bản thân cô và những người đồng nghiệp đều đã nhận diện rõ nét hơn, cụ thể về nhiều khía cạnh khác nhau trong giáo dục trẻ.

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Cô Bùi Thị Ngọc Lương ghi chép lại những kiến thức bổ ích mà cô đúc kết được tại buổi tập huấn

Cụ thể, đó là sự chú tâm, cách quản lý cảm xúc khó, phương pháp quản lý cảm xúc tích cực, lan toả cảm xúc tích cực và cách quản lý cảm xúc mạnh, cảm xúc tiêu cực cho bản thân mình, biết cách thấu hiểu, biết cách nhìn ra cái bóng của mình, của bạn, hiểu hơn về con người trong từng giai đoạn và hướng tới giáo dục cho mọi người xung quanh.

Cô Lương kể, với từng giai đoạn, từng thời điểm phát triển của con người cả về mặt thể lý hay hệ giá trị. Tất cả đều có chung một nhu cầu an toàn, nhu cầu về sự phát triển bản thân.

“Tôi tin sau những bài thực hành của 2 ngày tập huấn này, các thầy cô giáo đã biết cách nhận diện và chuyển hoá cảm xúc, nhất là cảm xúc khó, mạnh. Đồng thời lan toả được cảm xúc tích cực, truyền cảm xúc tích cực và cách duy trì cảm xúc tích cực trong công việc hay cuộc sống hàng ngày.

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Nhiều kết quả thu lượm được qua buổi học đã được thầy cô chia sẻ qua những mẩu giấy nhỏ

"Tôi nhận thấy việc xây dựng "Trường học Hạnh phúc" là việc làm rất cần thiết trong thời đại hiện nay, khi mà AI đang phát triển mạnh từng ngày. Vì chỉ khi giáo viên hạnh phúc thì mới có lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc, môi trường xung quanh hạnh phúc. Từ đó, chúng ta biết yêu thương, biết xử lý các mối quan hệ có "tình" hơn, đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh nhiều hơn", cô Lương cho hay.

Cùng quan điểm với cô Ngọc Lương, cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hoa - Giáo viên trường Tiểu học Việt Nam – Cuba cho biết bản thân mình đã thu lượm được quá nhiều điều ý nghĩa qua đợt tập huấn, đó là: Sự vui vẻ, thân thiện, tích cực từ tất cả các thành viên tham gia khoá tập huấn; đó là những trải nghiệm, kinh nghiệm quý báu của các đồng nghiệp; và đặc biệt là những phương pháp, chỉ dẫn, các bài tập thực nghiệm và bộ công cụ vô cùng cụ thể, chi tiết để giúp chính bản thân tôi và học sinh của tôi biết cách quan tâm đến bản thân và vượt qua các “cảm xúc khó” khi gặp phải - đó là nền tảng xây dựng Hạnh phúc!

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Cô Nguyễn Thị Thanh Hoa (áo trắng) đang thực tập vận động chú tâm và ngồi chú tâm kết nối hơi thở bắt đầu ngày học mới

Là giáo viên của ngôi trường đã tham gia thí điểm trong đợt 1, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Hạnh – giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi nhận thấy rõ bản thân đã thay đổi rất nhiều kể từ sau khi áp dụng triển khai thí điểm dự án “Trường học Hạnh phúc”.

Cô kể, từ khi triển khai dự án này, học sinh của trường THCS Nguyễn Trãi nơi cô đang theo dạy đã được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ, yêu thương, tôn trọng, thấu hiểu, chia sẻ khó khăn và hỗ trợ trên mọi phương diện khác nhau, như: Ăn trú tâm; ngủ buông thư; trải nghiệm trong và ngoài nhà trường; lồng ghép các tiết học chính, tiết sinh hoạt lớp về lòng biết ơn; chia sẻ giới tính, an toàn tuổi vị thành niên,…

Cùng với đó, các tiết sinh hoạt lớp của nhà trường cũng không còn là bình xét thi đua, mà trở thành những sân khấu hoá để học sinh được tổ chức thi nhảy, múa, ca hát và giao lưu, gắn kết cùng nhau.

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Cô Nguyễn Thị Hồng Hạnh (ngồi giữa) đang cùng mọi người thảo luận tại buổi tập huấn

Chia sẻ thêm, cô cho biết, kết quả học tập giáo dục cuối năm học vừa rồi của trường thậm chí còn vượt kế hoạch đề ra với 86% học sinh Giỏi và Xuất sắc, 14% học sinh Khá.

Tham dự buổi tập huấn trên cương vị là đơn vị thí điểm đợt đầu, cô Hạnh cũng đã chia sẻ rất nhiều những bài học bổ ích mà cô đúc kết ra được từ sau lần thí điểm tại ngôi trường THCS Nguyễn Trãi của mình để mọi người cùng tham khảo những cách làm hay, bổ ích.

Một số hình ảnh được chụp tại buổi tập huấn dự án "Trường học Hạnh phúc" ngày thứ hai:

Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Thắp sáng ngọn lửa giáo dục của Thủ đô
Quỳnh Giang
Phiên bản di động